Nhiều tàu chiến hơn nhưng sức mạnh của Trung Quốc vẫn chưa theo kịp Mỹ

Kiều Anh |

Trung Quốc hiện có hải quân lớn nhất thế giới về số lượng tàu chiến, Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận thông tin này trong báo cáo gần đây về lực lượng vũ trang của Bắc Kinh. Tuy nhiên, đây không nhất thiết là thước đo để so sánh tương quan lực lượng.

Tàu chiến chỉ mạnh nhờ kho vũ khí của mình

"Có nhiều yếu tố để so sánh hơn là số lượng tàu chiến. Con số thực sự trong cuộc cạnh tranh này là ống phóng tên lửa", Jerry Hendrix, tác giả của cuốn sách "To Provide and Maintain a Navy" (tạm dịch là Trang bị và Duy trì Hải quân) nhận định.

Nhiều tàu chiến hơn nhưng sức mạnh của Trung Quốc vẫn chưa theo kịp Mỹ - Ảnh 1.

USS Roosevelt phóng tên lửa SM-3 trong cuộc tập trận ngày 28/5/2021. Ảnh: Hải quân Mỹ

Một tàu chiến chỉ trở nên mạnh hơn nhờ kho vũ khí của nó. Lấy ví dụng về khả năng tên lửa tân công của quân đội Mỹ so với quân đội Trung Quốc.

Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện có 355 tàu chiến lớn, còn nếu tính cả các tàu tên lửa nhỏ thì con số này là 400. Trong khi đó, Hải quân Mỹ có khoảng 305 tàu chiến. Tuy nhiên, tàu chiến Mỹ có thể mang gấp đôi số tên lửa tấn công, đó là chưa tính tới số tên lửa mà các phi đội có thể mang.

Trong bất kỳ sự kiện nào, hạm đội Mỹ về lý thuyết có thể chiến đấu với khoảng 10.196 tên lửa tấn công phóng từ tàu ngầm hoặc tàu chiến như các tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa Tấn công Hải quân (Naval Strike Missile), cùng với hệ thống tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk.

Con số trên cũng chưa phải là số liệu cuối cùng bởi không rõ 52 tàu ngầm mang tên lửa hành trình và tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ có thể mang bao nhiêu tên lửa chống hạm. Theo Forbes, số lượng tên lửa tấn công thực sự của Hải quân Mỹ có lẽ là từ 10.500 trở lên.

Hiện cũng chưa rõ có bao nhiêu tên lửa mà 55 tàu ngầm tấn công của quân đội Trung Quốc có thể mang. Nếu hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc mang số lượng tương tự như các lực lượng của Mỹ thì tổng số tên lửa tấn công của PLAN là 4.168.

Ngoài ra, gần như tất cả các bệ phóng tên lửa của của Hải quân Mỹ - có số lượng khoảng 9.804 - đều là hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41, tương thích với nhiều loại vũ khí khác nhau. Tuy nhiên, các hạm đội của Mỹ không thể chỉ hoạt động với các tên lửa tấn công trong bệ phóng VLS của nó. Một hạm đội phải có khả năng phòng vệ và cần đến các tên lửa phòng không.

Hiện nay, tên lửa phòng không mới nhất của Mỹ cũng có chức năng như một vũ khí tấn công mặt đất và chống hạm.

Sự cân bằng hệ thống vũ khí Mỹ còn nằm ở các tên lửa chống hạm Harpoon được phóng từ các bệ phóng theo góc cố định hoặc ống phóng ngư lôi.

Chỉ có 2.576 tên lửa của Trung Quốc trong các bệ phóng VLS và chưa tới 1.592 tên lửa phóng từ các bệ phóng theo góc hoặc ống phóng ngư lôi.

Trước hàng rào tên lửa, đối phương sẽ không quan tâm liệu vũ khí được phóng theo phương thẳng đứng hay theo một góc nào đó. Nhưng các bệ phóng VLS vốn đã linh động hơn, đó là lý do tại sao sự cân bằng giữa bệ phóng thẳng đứng và bệ phóng theo góc trong hạm đội của Trung Quốc vào năm nay đã dịch chuyển sang loại theo phương thẳng đứng.

Trung Quốc vẫn gặp khó khăn để theo kịp Mỹ?

Quân đội Trung Quốc đang mở rộng với ngày càng nhiều tàu khu trục. Số lượng tên lửa mà PLAN sở hữu cũng sẽ tăng lên trong những năm tới. Tuy nhiên, không ai cho rằng số lượng tên lửa của Mỹ sẽ tăng lên.

Giữa lúc các tàu ngầm hạt nhân có tên lửa dẫn đường và tàu tuần dương cũ sẽ dừng hoạt động trong thập kỷ tới trước khi các tàu khu trục và tàu ngầm mới thay thế chúng, hạm đội của Mỹ có thể sẽ mất 1.000 ống phóng tên lửa.

Forbes cũng nhận định, sẽ không bất ngờ nếu vào năm 2030, PLAN sở hữu 5.000 - 6.000 tên lửa tấn công phóng từ biển trong khi Hải quân Mỹ sở hữu gần 9.500 tên lửa. Dù vậy, hạm đội Trung Quốc vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn để đuổi kịp hỏa lực phóng từ trên không của hạm đội Mỹ.

PLAN chỉ mới bắt đầu xây dựng phi đội hiện đại đầu tiên cho tàu sân bay hiện đại đầu tiên, hiện đang gần hoàn thành ở xưởng đóng tàu tại Thượng Hải. Trong khi đó, Mỹ đang bổ sung các tên lửa tầm xa hơn và mới hơn cho 9 phi đội của mình.

Dĩ nhiên, trong bài toán này, Trung Quốc có một lợi thế lớn. Đó là toàn bộ lực lượng của PLAN có thể được huy động ở tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, các tàu chiến Mỹ bị chia ra với tỷ lệ 60 - 40 giữa các hạm đội ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Việc điều động tàu chiến từ đông sang tây không phải điều bất khả thi nhưng việc này có lẽ không diễn ra kịp thời để đối phó với một xung đột chớp nhoáng và có nguy cơ huy diệt.

Dù vây, theo Forbes, Mỹ có một lợi thế quan trọng hơn hẳn Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc không có các đồng minh đáng tin cậy trong khi Mỹ có nhiều đồng minh. Mùa hè này, Mỹ, Anh và Nhật Bản đã hình thành một hạm đội quy mô lớn ở vùng biển phía nam của Nhật Bản với 3 tàu sân bay, 1 tàu sân bay mang trực thăng cùng hàng trăm tên lửa tấn công./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại