Tàu cánh ngầm rất phù hợp với ngành du lịch, nhưng cần lưu ý rằng những con tàu dân sự này rất khác với những con tàu quân sự.
Vào những năm 1960 - để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm - Hải quân Mỹ đã trang bị hàng loạt tàu cánh ngầm mạnh mẽ và cơ động. Chiếc đầu tiên trong số này là USS High Point thuộc lớp Pegasus.
Loại tàu này có thể đạt tốc độ tối đa 48 hải lý/giờ (khoảng 89 km/h). Nói tóm lại, chúng là những thứ nhanh nhất trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ vào những năm 1970. Tại sao sau đó phần lớn tàu cánh ngầm đã biến mất?
Lý do đầu tiên là quan niệm những con tàu nhỏ có nghĩa là thủy thủ đoàn nhỏ hơn và chi phí thấp hơn.
Thật đáng buồn - điều này chỉ đúng phân nửa. Thủy thủ đoàn khoảng 21 người là đủ cho những con tàu nhỏ và nhanh nhẹn này - nhưng thật không may - điều này cũng đã hạn chế phạm vi hoạt động của chúng.
Mặc dù hỏa lực đáng kể của tàu cánh ngầm khiến chúng trở thành những vũ khí mạnh, nhưng việc vận hành chúng cũng cực kỳ tốn kém. Sự hiệu quả về chi phí không được chứng minh và vào tháng 7 năm 1993, chúng đã bị loại biên.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn không quên những gì loại khí tài này có thể làm được. Vào tháng 3/2019, họ đã công bố video cho thấy một tàu cánh ngầm chưa xác định đang hoạt động.
Người ta đưa ra giả thuyết rằng chiếc tàu này có thể là một tàu tấn công tốc độ cao và rằng Hải quân Mỹ vẫn có thể đang tiến hành các thử nghiệm với tàu cánh ngầm.
Và đến việc Quân đội Mỹ vẫn đang phát triển UAV (Máy bay không người lái) hoạt động bằng năng lượng mặt trời vẫn là sự thật - thì chúng ta không thể loại trừ bất kỳ giả thuyết nào liên quan tới tàu cánh ngầm quân sự.