Một trong những điều kiện để một nhà tuyển dụng cảm thấy nên tuyển người đối diện trong một cuộc phỏng vấn, ngoài năng lực và trình độ chuyên môn, thì còn là sự tận tâm và khả năng gắn bó lâu dài với công ty. Do đó, trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng không ngại đặt ra các câu hỏi để đánh giá mức độ tin cậy và trung thành của bạn đối với công việc, đôi khi đó có thể là câu hỏi có phần hơi kỳ quặc.
Vương Siêu là một sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp cách đây không lâu, cô đã nộp đơn ứng tuyển vào nhiều công ty nhưng chưa có may mắn được gọi đi phỏng vấn. Bẵng đi 2 tuần sau, cô mới nhận được cuộc điện thoại từ 1 công ty.
Bước vào buổi vấn, sau loạt các câu hỏi liên quan đến chuyên môn, Vương Siêu phải đối mặt với một câu hỏi mà cô chưa bao giờ nghĩ sẽ xuất hiện trong lúc này. Theo đó, câu hỏi có nội dung: Nếu tôi xì hơi trong văn phòng và tiếng ồn tạo ra lớn, bạn làm thế nào để giải quyết sự bối rối?
Người xin việc đầu tiên là một thanh niên tầm 30 tuổi, người này nghe xong câu hỏi liền trả lời: "Tôi sẽ nhận cái xì hơi này là do mình làm, đồng thời giải thích cho mọi người hiểu là có vấn đề về đường tiêu hóa, để mọi người hiểu rõ, tôi nghĩ mọi người sẽ thông cảm!"
Ứng viên thứ hai là một cô gái trẻ, sau khi suy nghĩ, cô trả lời: "Tôi sẽ giả vờ như không có chuyện gì xảy ra và tôi sẽ vẫn làm việc như bình thường, tôi nghĩ đây là cách tối ưu nhất!"
Tới lượt Vương Siêu, cô gái đưa ra câu trả lời như sau: "Tôi nghĩ rằng tình trạng này vẫn rất phổ biến ở nơi làm việc. Không ai có thể đảm bảo rằng chúng ta sẽ khỏe mạnh mỗi ngày. Đối phó với tình huống này tôi sẽ pha trò, ví dụ, tôi sẽ nói: Sếp đang tức giận với ai thế? Tôi nghĩ tất cả mọi người đều phá lên cười, và sự bối rối đã được giải quyết!"
Tất nhiên, sau cả 3 câu trả lời thì người gây ấn tượng hơn cả là Vương Siêu. Cô được công ty liên hệ ngay sau buổi phỏng vấn để mời đến thử việc.
Còn với bạn, khi đối mặt với câu hỏi ngang trái thế nào, bạn có hướng xử lý nào tốt hơn để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng nhưng vẫn không mất đi độ chân thật không?