Thương vụ “khủng” bị hủy
Giữa tháng 12/2021, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) gửi thư tới Lầu Năm Góc rút lại đề nghị mua 50 máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35A, 18 máy bay không người lái General Atomics MQ-9B, lô tên lửa không đối không và không đối đất, phần lớn do Raytheon chế tạo - một phần của thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD Mỹ.
Theo một nguồn tin, "các yêu cầu kỹ thuật, hạn chế hoạt động có chủ quyền và phân tích chi phí/lợi ích" là những lý do khiến chính phủ UAE đánh giá lại thỏa thuận.
Để bảo vệ chủ quyền của UAE, điều mà các quan chức nước này tin rằng sẽ bị cản trở bởi các điều kiện mà Mỹ đang cố gắng áp đặt để bảo mật công nghệ, đặc biệt là tàng hình cơ thế hệ thứ năm F-35. Cụ thể, Mỹ phản đối hợp đồng của UAE với nhà cung cấp 5G Huawei của Trung Quốc vì lo ngại mạng Trung Quốc có thể làm tổn hại công nghệ F-35.
Mỹ cũng lo ngại về cơ sở quân sự của Trung Quốc có thể được được xây dựng tại một cảng của UAE và đặt câu hỏi liệu Abu Dhabi có thể bảo vệ các công nghệ quân sự của Mỹ trong khi hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc hay không.
UAE rút khỏi thỏa thuận một ngày sau khi Thủ tướng Israel Naftali Bennett gặp Thái tử UAE Sheikh Mohammed bin Zayed và chỉ vài tuần sau khi nước này ký thỏa thuận mua 80 máy bay chiến đấu Dassault Rafale trị giá 19 tỷ USD với Pháp.
Mỹ đã tìm hiểu liệu UAE có nghiêm túc với việc hủy bỏ thỏa thuận hay không, hay chỉ là một âm mưu để thương lượng.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Washington phải tiến hành một số đánh giá. Mỹ muốn đảm bảo rằng cam kết của nước này đối với lợi thế quân sự của Israel được đảm bảo, vì vậy Washington có thể xem xét kỹ lưỡng bất kỳ công nghệ nào được bán hoặc chuyển giao cho các đối tác khác trong khu vực, bao gồm cả UAE.
Yếu tố Trung Quốc
Một trong những lý do không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin Salman (mặc dù các báo cáo đã giải mật của CIA chỉ ra rằng ông này rõ ràng có liên quan đến vụ sát hại Jamal Khashoggi; một số quan chức Saudi Arabia đã bị bắt giữ, các biện pháp trừng phạt tài chính được áp dụng đối với một số quan chức khác) là Mỹ không muốn quan hệ với Saudi Arabia xấu đi thêm.
Các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) như Saudi Arabia và UAE, những nước có quan hệ kinh tế và chiến lược chặt chẽ với Mỹ, đã và đang thay đổi chính sách đối ngoại ở Trung Đông (cả 2 nước đều nỗ lực cải thiện quan hệ với Iran) cũng như bên ngoài khu vực. Một trong những yếu tố thúc đẩy việc định hướng lại chính sách đối ngoại của Riyadh và Abu Dhabi là niềm tin rằng Mỹ sẽ ít can dự hơn vào khu vực trong tương lai.
Trong khi trước đây, yếu tố Trung Quốc chưa bao giờ là một vấn đề lớn trong quan hệ giữa Mỹ với Saudi Arabia và UAE, với sự hợp tác an ninh và công nghệ lớn hơn, đây có thể là một vấn đề hóc búa. Ngoài tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng, lợi thế lớn nhất của Trung Quốc ở Trung Đông là mối quan hệ tốt với Iran.
Lý do UAE hủy bỏ thỏa thuận
Vài ngày sau khi UAE quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua F35, ngày 23/12/2021, một báo cáo của CNN cho biết đánh giá của các quan chức cấp cao của Mỹ cho thấy việc chuyển giao tên lửa đạn đạo nhạy cảm đã diễn ra giữa Trung Quốc và Saudi Arabia.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã không phủ nhận việc hợp tác trong lĩnh vực công nghệ tên lửa đạn đạo với giữa Saudi Arabia, nói rằng 2 nước là đối tác chiến lược toàn diện và “mối hợp tác như vậy không vi phạm bất kỳ luật quốc tế nào và cũng không liên quan đến việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Mỹ cảnh báo UAE rằng việc nước này sử dụng công nghệ 5G của Huawei sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ an ninh giữa Washington và Abu Dhabi. UAE khẳng định sẽ không từ bỏ Huawei, vốn được nước này coi là mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc. Một trong những lý do để UAE hủy bỏ thỏa thuận với Mỹ, đó là họ không muốn vướng vào bất kỳ hình thức ‘chiến tranh lạnh’ nào giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo phía Mỹ, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một cơ sở quân sự ở cảng Khalifa, gần Abu Dhabi. Dù việc xây dựng ở cảng Khalifa đã bị dừng lại nhưng các vấn đề gần đây đều phủ bóng lên mối quan hệ giữa Mỹ và UAE.
Trường hợp Saudi Arabia phát triển tên lửa đạn đạo cho thấy dấu ấn an ninh ngày càng tăng của Trung Quốc ở Trung Đông. Mối quan hệ với Trung Quốc của 2 thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - Saudi Arabia và UAE - được coi là thân thiết với Mỹ có thể mang tính cạnh tranh trong quan hệ giữa Washington với Abu Dhabi và Riyadh.
Điều thú vị là Trung Quốc cũng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Iran và đang bày tỏ sự lo lắng về việc hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) trong khi UAE và Saudi Arabia, như Mỹ, Israel và các nước khác - bày tỏ lo lắng về những tham vọng hạt nhân của Iran. Trung Quốc và Iran cũng đã ký một 'hiệp ước hợp tác chiến lược' 25 năm vào tháng 3/2021, nhằm tăng cường mối liên kết kinh tế và an ninh giữa cả hai nước.
Iran cũng ám chỉ rằng nếu JCPOA không hồi sinh thì sẽ tiếp tục giao dịch với Trung Quốc và các nước khác. Việc Saudi Arabia phát triển tên lửa đạn đạo sẽ có tác động đáng kể đến Trung Đông, đồng thời khiến Mỹ và các nước khác cứng rắn hơn trong việc ngăn chặn Iran phát triển tên lửa đạn đạo.
UAE cũng được cho là không sẵn sàng trả một cái giá quá cao cho F-35 đắt đỏ khi chiến tranh hiện đại ngày nay nghiêng về máy bay không người lái.
Theo nhiều nhà phân tích, UAE quyết định đình chỉ việc mua máy bay chiến đấu F-35 cũng là một dấu hiệu khác cho thấy các đồng minh của Mỹ đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong thế giới đa cực, Vịnh Ba Tư không còn là “cái hồ” của Mỹ nữa. Quyết định của UAE đánh dấu sự thay đổi đối với vị thế của Washington trong khu vực.