Nguy cơ chạy đua vũ trang ở châu Âu hậu Brexit

Liên minh châu Âu (EU), quyết định ra khỏi EU của người dân Anh (Brexit) có tác động không chỉ các vấn đề về kinh tế-xã hội mà cả vấn đề quốc phòng.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul trong chuyên mục trên trang web báo "Washington Post" viết rằng "Brexit đồng nghĩa với việc mất một trong những thành viên có giá trị nhất của tổ chức này, kể cả sức mạnh quân sự của nước Anh".

Ông McFaul lưu ý sự tan rã của EU dường như chỉ có lợi cho Moskva. Một số chính trị gia Phương Tây cũng bắt đầu nói về sự cần thiết phải đẩy mạnh quân sự hóa và kiểm soát quân sự Moskva.

Mâu thuẫn giữa Nga và châu Âu tiếp tục xấu đi, dù đương nhiên Moskva chẳng liên quan gì tới Brexit. Và "logic" giải quyết mâu thuẫn là tăng cường cuộc chạy đua vũ trên quy mô có nguy cơ làm tăng đáng kể những gì tồn tại từ thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày 26/6, Chủ tịch Ủy ban chính sách quốc tế Nghị viện châu Âu (EP) Elmar Brok đã kêu gọi thành lập bộ chỉ huy quân sự chung của EU và về lâu dài là quân đội châu Âu chung.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Welt am Sonntag, ông Brock nói rằng sau cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, châu Âu trở nên dễ bị tổn thương hơn. Việc thành lập phần quân sự giúp "tăng cường vai trò của EU trong chính sách an ninh và quốc phòng, cũng như EU có trách nhiệm hơn trên thế giới".

Ý tưởng thành lập đội quân chung của châu Âu, vốn đang hồi sinh ở EU, đương nhiên sẽ chỉ thúc đẩy Moskva tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ.

Tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không Nga, Thiếu tướng Sergey Babakov mới đây đã thông báo với truyền thông về sự sẵn sàng của Nga trước các hình thức chiến tranh mới trong một cuộc chiến tiềm tàng.

Theo ông Babakov, "Nga sẽ thử nghiệm các tên lửa có tầm bắn xa hơn" trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không S-400. Ngoài ra Nga sẽ tiếp tục chế tạo hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại