Hôm nay tôi đã đọc được một câu hỏi: “Người trẻ tuổi có nên tiết kiệm tiền không?” Tuy câu hỏi này có vẻ chỉ yêu cầu một câu trả lời trực tiếp là “có” hoặc “không" nhưng năng lượng ẩn chứa rất lớn. Đối với những người xuất thân từ gia đình bình thường, họ đã xây dựng thói quen tiết kiệm tiền khi họ nhận ra chỉ có thể dựa vào bản thân.
Trong và sau thời điểm dịch bệnh, đã có rất nhiều đợt sa thải với lý do không đủ trả lương nên phải cắt giảm lao động. Có những những người từng tăng ca đến 10 giờ đêm, cống hiến hết sức lực cho công việc để tích lũy từng đồng tiền một lại không may nằm trong danh sách cho thôi việc. Để đối phó với những ngày “mưa gió” này, thông thường phải dùng đến tiền dự phòng để trả tiền nhà, tiền sinh hoạt, tiền đi lại… trong khi kiếm được một công việc mới chứ chưa nói đến ước mơ đổi đời.
(Ảnh minh hoạ)
Đối với những người có xuất thân bình thường, công việc bình thường với mức lương nhàng nhàng, xu hướng xã hội chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng chính là trở ngại lớn nhất của họ. Họ thường thẳng tay chi tiền cho những thứ có thể tiết kiệm được để rồi một cuộc khủng hoảng với quy mô nhỏ và vừa cũng có thể chặn đứng tương lai, kéo họ xuống vực sâu. Đáng tiếc hơn, khi cơ hội tốt tìm đến, họ cũng chỉ có thể nhìn nó vụt đi. Nói tóm lại, ý nghĩa của tiền tiết kiệm có thể hiểu một cách rất đơn giản, nó chính là chìa khóa cho đa số những ổ khoá trong thì tương lai.
Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có người nói rằng những người trẻ tuổi mới ra trường, vào làm chưa lâu, kinh nghiệm ít nên lương sẽ không cao, có muốn tiết kiệm cũng không được bao nhiêu. Điều này không sai, nhưng cũng không hẳn là đúng với tất cả mọi người. Con người ở trong môi trường cạnh tranh thì trưởng thành càng nhanh, khả năng được tích lũy càng nhiều và giá trị mà họ có thể tạo ra càng cao.
(Ảnh minh hoạ)
Ví dụ, khi mới ra trường, cách tiết kiệm thường là gửi tiền trong ngân hàng, tuy lãi không bao nhiêu nhưng phương án này khá an toàn và ít rủi ro. Nhưng sau 5 năm làm việc, với kinh nghiệm, danh tiếng trong ngành và một mạng lưới quan hệ nhất định, bằng nhiều cách đầu tư khác nhau như bất động sản, cổ phiếu… thì lợi nhuận mang lại có thể gấp 10 lần lương cơ bản hàng năm của họ. Nhưng nếu không có phần đầu tư cơ bản thì tất cả chỉ là con số không, vậy thì nếu không có nền tảng đó cũng đồng nghĩa với việc không có cách nào để lăn cầu tuyết mà không cần vốn. Nếu tôi có điều gì hối tiếc trong cuộc đời, thì chắc hẳn khi còn trẻ tôi đã không tiết kiệm nhiều tiền hơn, nếu không tốc độ phát triển ở thời điểm hiện tại sẽ nhanh hơn một chút.
Không chỉ vậy, tiết kiệm tiền cũng có thể rèn giũa tính hợp lý và khả năng chịu đựng của một người khi đối mặt với cám dỗ. Các quảng cáo của nhãn hàng sẽ cho mọi người 10.000 lý do để tiêu tiền. Ham vui cũng là điểm yếu trong mỗi con người. Những người tự thiết lập cho mình một kỷ luật vàng trong việc tiết kiệm quả thực rất có tiềm năng trong quá trình phát triển sự nghiệp, cuộc sống đấy.