Chúng ta đều phải thừa nhận rằng, trong thực tế, những thói quen tốt quyết định một cuộc sống tốt đẹp. Cuộc sống của chúng ta là tổng hòa của vô số thói quen. Sau đây là 10 thói quen tốt của người thành công, nếu bạn làm được, thành quả sẽ đến sớm hơn dự kiến.
1. Đi ngủ mà không có điện thoại
Sức hấp dẫn của điện thoại di động, máy tính bảng hay thiết bị cầm tay là quá lớn đối với người hiện đại. Nếu bạn đi ngủ với điện thoại di động, bạn thường sẽ trì hoãn giờ đi ngủ bình thường của mình. Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại trên giường rất có hại cho mắt và cột sống cổ cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.
Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên sớm tránh xa các sản phẩm điện tử như điện thoại di động hay máy tính bảng trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy thử đọc sách một lúc trước khi đi ngủ có thể giúp làm dịu não bộ; giữ trạng thái yên tĩnh và không thực hiện các hoạt động có thể làm tăng hưng phấn, kích thích.
Bạn có thể lựa chọn các việc nhẹ nhàng để não được dịu lại, từ đó thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh và ngon hơn.
2. Nguyên tắc "trước 10 phút" khi làm bất kỳ việc gì
Dù bạn làm gì, tốt nhất hãy cho mình một chút thời gian để chuẩn bị.
Hãy duy trì nguyên tắc "trước 10 phút" trong mọi việc, trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể cho mình đủ thời gian để giải quyết, không phải lúc nào bạn cũng rơi vào trạng thái quá căng thẳng, chạy đua với thời gian, quá vội vã và bộp chộp.
Thức dậy sớm hơn 10 phút, ra ngoài sớm hơn 10 phút, đến văn phòng trước 10 phút, đến cuộc hẹn trước 10 phút… bạn sẽ thấy các hoạt động trong cả ngày trở nên dễ dàng và chủ động hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels
3. Sắp xếp mọi việc theo thứ tự ưu tiên một cách khoa học
Trước khi bắt đầu công việc hàng ngày, hãy bình tĩnh và suy nghĩ về những công việc và dự định của mình, sắp xếp thứ tự ưu tiên và làm những việc khẩn cấp và quan trọng trước, sau đó làm những việc ít khẩn cấp và thứ yếu hơn. Việc nào giải quyết gọn việc đó, việc hôm nay chớ để ngày mai. Điều này không chỉ đảm bảo công việc hiệu quả mà còn sử dụng thời gian hợp lý, tối ưu các nguồn lực của bạn.
4. Học cách nói không, biết từ chối khéo léo
Học cách nói không đúng lúc, đừng để những chuyện vặt vãnh làm lãng phí thời gian của bạn.
Bằng cách từ chối những công việc có thể gây lãng phí thời gian và sức lực, chúng ta có thể hoàn thành tốt công việc của mình mà không cần phải nhờ người được giúp đỡ hay cảm thấy phụ thuộc vào họ.
5. Học cách đồng cảm, đặt mình vào vị trí của người khác
Làm việc gì cũng nên biết mình hiểu người, hãy cố gắng nhờ vả ít nhất có thể.
Trước khi định mở miệng nhờ ai đó việc gì, hãy cố gắng chuyển đổi vị trí và tự hỏi bản thân bạn rằng mình có giúp đỡ hay không nếu gặp phải kiểu nhờ trợ giúp này. Nếu câu trả lời là không, thì hãy nghĩ cách khác.
Khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn mọi thứ theo quan điểm của người kia, bạn sẽ thấy rằng cách giải quyết mọi việc thực sự quan trọng.
6. Kiên nhẫn lắng nghe người khác
Lắng nghe người khác một cách kiên nhẫn là phép lịch sự cơ bản nhất trong cách cư xử với người khác, và đó cũng là một kiểu tôn trọng lẫn nhau.
Người xưa nói: "Ba người đồng hành, ắt có người là thầy ta". Chỉ cần có tâm lắng nghe, thấu hiểu thì chúng ta luôn có được điều mình muốn từ lời nói và việc làm của người khác.
Vì vậy, kiên nhẫn lắng nghe lời nói của người khác cũng là một cách quan trọng để tiếp thu trí tuệ, phát triển bản thân và chạm tới thành công dễ dàng hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Pexels
7. Kiên trì tập thể dục
Cuộc sống khỏe hay yếu nằm ở thói quen tập thể dục, và cần phải hình thành một thói quen tốt là gắn bó với việc tập thể dục hàng ngày.
Cho dù bạn lựa chọn hình thức vận động nào, đến phòng tập thể dục, chạy xuống cầu thang bộ, đi bộ, yoga hay khiêu vũ trong phòng, bạn đều nên duy trì.
Ngoài ra, đạp xe hoặc đi bộ đi làm cũng là một lựa chọn tốt. Hãy nhớ rằng, sức khỏe tốt giúp bạn biến ước mơ thành sự thật, biến suy nghĩ thành hành động, từ đó thành công sẽ đến dễ dàng hơn rất nhiều.
8. Học cách quản lý tiền bạc
Một số người tiêu tiền rất tùy tiện và không có khái niệm gì về quản lý tài chính. Khi còn trẻ, chúng ta thường làm ra bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, sau này, chúng ta dần phát hiện ra rằng cách tiêu dùng này rất phi lý, sai lầm, nhưng để hiểu ra thì đã phải trả giá rồi.
Trên thực tế, kiếm tiền, tiết kiệm tiền và đầu tư nên được xem là việc quan trọng, lựa chọn làm việc đó như một cách sống ưu tiên thì không có gì đáng xấu hổ cả.
Không có kế hoạch chi tiêu tiền bạc đúng đắn, sẽ không chỉ khiến giá trị số tiền mà bạn khó khăn mới kiếm được không thể phát huy được hiệu quả tối đa mà còn khiến bạn không thể có tiền đáp ứng nhu cầu cơ bản khi thực sự cần dùng đến.
Quản lý tài chính không phải là không tiêu tiền, mà là lập kế hoạch thu chi hiện tại một cách hợp lý, là một kiểu hoạch định và phòng ngừa rủi ro cho tương lai.
9. Tránh xa thái độ hay phàn nàn
Đừng vội phàn nàn khi gặp khó khăn, phàn nàn sẽ không mang lại thành công cho bạn mà chỉ làm tổn thương tình cảm của bạn mà thôi.
Tìm nguyên nhân từ bản thân, xem mình làm sai điều gì, có sai sót thì sửa, sửa được lỗi sai có thể thêm phần hiệu quả để động viên khích lệ bản thân trở nên tốt hơn mỗi ngày. Nếu mọi người đều có thể nghĩ được như vậy, thì thành công sẽ không còn xa nữa sẽ thuộc về bạn.
10. Học cách kiểm soát cảm xúc
Con người chúng ta luôn thay đổi tâm trạng, tính khí thất thường và sẽ có những lúc cảm xúc dẫn dắt không theo ý mình, nhưng bạn phải học cách đối phó với cảm xúc của mình và đừng đổ sự tức giận của bạn lên người khác.
Mất bình tĩnh sẽ không giải quyết được vấn đề mà còn làm phức tạp hóa những việc đơn giản.
Khi bạn đối xử với mọi việc diễn ra với một tâm thái bình yên, bạn sẽ thấy rằng nhiều thứ có thể được giải quyết một cách dễ dàng./.