Tiếc rẻ việc đầu tư cho bản thân
Warrent Buffet là một chuyên gia đầu tư và ông đã tham gia thị trường chứng khoán khi chưa đủ 16 tuổi. Đáng lẽ ra với bản tính háo thắng của tuổi trẻ, ông đã đắm chìm trong nó. Nhưng không, ông hiểu rõ thiếu sót của mình. Rằng mình không hề hiểu được thị trường. Thế là ông đi học, và dưới sự dẫn dắt của giáo sư Benjamin Graham, ông đã theo đuổi trường phái Đầu tư giá trị, nhờ đó mà trở thành "Phù thủy" trong giới đầu tư.
Ông chia sẻ: "Tôi dành 80% thời gian một ngày cho việc Đọc". Ông học liên tục, không ngừng nghỉ, luôn cố gắng phát triển bản thân, dù bản thân là một trong những người giàu nhất hành tinh. Ông cũng từng khuyên người trẻ: "Hãy đầu tư cho bản thân càng nhiều càng tốt, bởi tài sản lớn nhất của bạn chính là bản thân mình".
Các nhà tỷ phú trên thế giới đều cùng chung quan điểm này. Khi bạn đầu tư vào bản thân mình, là bạn đang làm chủ sự rủi ro, vận mệnh của chính mình. Khi bạn sẵn sàng và có kiến thức vững chắc, bạn sẽ không phải lo lắng về các bẫy tài chính, hay mông lung trước các lựa chọn, hoặc trở thành người rơi vào bước đường cùng.
Khi giá trị của bản thân bạn tăng lên, thì giá trị bạn kiếm được được càng tăng lên.
Tuy nhiên, rất nhiều người "nghèo" lại hà tiện trong khoản đầu tư này. Họ có tiền trong tay nhưng lại chỉ biết tiêu vào những nơi "vô dụng", không thỏa đáng.
Đầu tư cho bản thân không chỉ là đầu tư tri thức mà còn nhiều phương diện khác như: sức khỏe, năng lực làm việc, kỹ năng mềm, vẻ bề ngoài… Và "lợi nhuận" của khoản đầu tư này đó chính là khiến bạn trở nên tốt đẹp hơn từ trong ra ngoài. Nếu cứ "hà tiện" với chính mình như vậy thì rất nhanh thôi, bạn sẽ bị sự phát triển của xã hội đào thải.
Sống hoang phí
Bill Gates, với số tài sản lên đến trăm tỷ đô la, vị tỷ phú này dễ dàng hưởng thụ cuộc sống xa hoa muốn gì được nấy. Thế nhưng, một điều đáng ngạc nhiên là ông dành gần như toàn bộ tài sản của mình vào các quỹ từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.
Mặc dù là một người đứng ở đỉnh cao của sự giàu có, nhưng ông có tích cách đặc biệt tiết kiệm, chủ trương mua sắm hợp lý và suy nghĩ kỹ càng trước khi mua. Nói về tỷ phú Bill Gates, người ta thường nhớ đến một tỷ phú tiết kiệm dù trong tay sở hữu hàng trăm tỷ đô la nhưng vẫn tin dùng và thường đeo chiếc đồng hồ Casio chỉ có mức giá 1,6 triệu đồng.
Hay, ông chủ của mạng xã hội Meta (Facebook), trong một sự kiện đầu năm 2021 đã khiến nhiều người phải bất ngờ khi ông cùng vợ xuất hiện tại một siêu thị giá rẻ ở Mỹ để săn mua đồ giảm giá. Điều này cũng cho thấy, nhà sáng lập Facebook có lối sống giản dị, không phung phí tiền vào những thứ xa xỉ.
Những người giàu nhất hành tinh chi tiêu tiết kiệm như vậy, còn bạn thì sao? Ngay cả khi không có tiền vẫn phung phí. Nhiều người dù làm việc cật lực cũng chỉ có thể giải quyết chuyện cơm áo thường ngày. Nếu bạn thực sự muốn vươn tới một cuộc sống chất lượng cao hơn, sự nỗ lực thông thường là chưa đủ. Không chỉ nỗ lực kiếm tiền mà còn cần điều chỉnh cả lối sống.
Có câu nói rằng: Học cách kiếm tiền đã khó, học cách tiêu tiền còn khó hơn vạn lần. Nhiều người dù làm việc và kiếm được không ít tiền, nhưng luôn trong trạng thái "rỗng túi" bởi tư tưởng sống tận hưởng, mù quáng theo đuổi những điều phù phiếm, phong trào. Họ làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, thậm chí còn vay mượn để chạy theo lối sống này. Tất cả các yếu tố cộng lại, khiến họ vẫn mãi tay trắng.
Đặt chuyện kiếm tiền lên hàng đầu
Khi đang rơi vào hoàn cảnh "nghèo", điều mà mọi người muốn lao vào làm nhất đó là kiếm tiền. Nhưng bạn nên hiểu rằng, càng "nghèo" thì càng không nên vội vàng kiếm tiền mù quáng, nhất là những "đồng tiền nhanh". Lợi nhuận rất dễ khiến cho con người sai phương hướng. Xã hội hiện nay tồn tại vô số cách thức kiếm tiền, mà yêu cầu đầu vào của nó lại thấp, thu hút rất nhiều người lao vào nó. Nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc cứ lao vào như vậy thì sẽ thành công.
Người "nghèo" muốn kiếm nhiều tiền cơ bản là không sai, nhưng đôi khi cách làm của họ lại chưa đúng hướng. Bởi vì họ quá nôn nóng, vội vàng, suy xét không thấu đáo, không suy nghĩ chu toàn mọi vấn đề, khiến cho các sai lầm dễ phát sinh. Khi nền tảng còn yếu thì hãy cẩn trọng trong việc kiếm tiền.
Trì hoãn
Người "nghèo" đều có chung một đặc điểm đó chính là "bệnh trì hoãn". Từ nhỏ, chúng ta đều biết rằng, việc của ngày hôm nay thì hôm nay phải hoàn thành, nhưng tháng ngày qua đi, mọi người dần lãng quên và gạt bỏ thói quen tốt ấy, trái ngược lại luôn giữ suy nghĩ "chờ đợi" nhưng bạn có biết rằng cơ hội thì không bao giờ chờ đợi ta cả.
Cơ hội – là thứ chỉ có thể "gặp" mà không thể "cầu", một khi cơ hội đến rồi, bạn không kịp thời nắm bắt nó, thì cơ hội đó cũng chỉ thoáng qua mà thôi. Vì vậy, nếu như bạn vẫn tồn tại suy nghĩ "trì hoãn mọi thứ" thì sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội. Bởi vậy, khi đã đặt ra mục tiêu của bản thân, thì hãy hành động càng sớm càng tốt để luôn sẵn sàng trước mọi cơ hội bất ngờ. Bằng không, bạn chỉ có thể đứng nhìn người khác có được cơ may đó mà thôi.