Như bà Susan, 53 tuổi, mặc dù nặng đến 300kg nhưng vẫn được vinh danh là hoa hậu và "đệ nhất mỹ nhân".
Nghe có vẻ hơi lạ đời, nhưng đó hoàn toàn là sự thật ở đất nước Mauritania, một quốc gia nằm ở nằm giữa Tây Sahara và Senegal thuộc vùng Tây Phi.
Theo quan niệm của một bộ tộc tại đây, phụ nữ càng béo lại càng đẹp trong mắt cánh mày râu và béo được xem là chuẩn mực của cái đẹp mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn để trở nên quyến rũ.
Người phụ nữ này đã trải qua 6 lần sinh nở, nặng 300kg vẫn được xem là "đệ nhất mỹ nhân" khiến đàn ông mê mệt.
Không giống như nhiều phụ nữ khác, bà Susan sở hữu một thân hình đồ sộ, vòng 1 "siêu khủng", còn vòng 2 và vòng 3 thì "một người ôm không xuể".
Theo lẽ thường, bà Susan bị xếp vào diện béo ú thừa cân nhưng với tiêu chuẩn cái đẹp tại Mauritania, thì bà Susan được xem là một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ và thu hút được nhiều đàn ông.
Bà cho biết khi còn trẻ, bà được rất nhiều người theo đuổi, ai cũng muốn rước được bà về làm vợ. Sau khi lấy chồng, bà sinh liền 6 người con.
Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng chồng bà vẫn cố gắng làm lụng nuôi vợ con, để có cái ăn, cái mặc.
Dù với cân nặng lên tới 300kg, Susan được coi là "hình mẫu lý tưởng của một người phụ nữ đẹp chuẩn" nhưng thực tế bà gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cân nặng khủng, lại sinh 6 người con khiến sức khỏe của bà yếu dần, đi lại vô cùng khó khăn, thậm chí không thể tự di chuyển mà phải nhờ sự trợ giúp của xe lăn hoặc phải chống gậy.
Bà Susan cho biết không phải tự nhiên mà bà lại béo như vậy. Từ nhỏ, bà bị bố mẹ ép ăn liên tục đến mức nhìn thấy thức ăn là muốn nôn.
Họ quan niệm rằng, phụ nữ càng béo thì càng đẹp. Tuy nhiên, giờ đây thấy việc béo phì ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nên bà sẽ không ép các con mình ăn nhiều như vậy mà để chúng phát triển một cách tự nhiên.
Ở nơi những bé gái bị ép trở nên béo phì để ĐẸP
Chính tiêu chuẩn cái đẹp trên đã và đang gây ra cuộc khủng hoảng béo phì ở Mauritania và khiến cuộc sống của phụ nữ gặp nguy hiểm.
Tại quốc gia này, phụ nữ được khuyến khích tăng cân càng nhiều càng tốt từ thời thơ ấu để được coi là hấp dẫn. Có một người vợ béo là điều đáng mơ ước và là dấu hiệu của sự giàu có và uy tín.
Trong hành trình tìm chồng, nhiều phụ nữ đã bị đẩy đến những "cái bẫy nguy hiểm" để tăng cân từ việc bị ép ăn cho đến uống những viên thuốc "không dành cho con người".
Nhà báo Mỹ Thomas Morton đã được cử đến Mauritania để điều tra vấn đề này cho loạt phim tài liệu của HBO.
Nhưng anh không chỉ quan sát những gì đang xảy ra mà còn tự ăn chế độ ăn của phụ nữ Mauretanian và uống những viên thuốc họ uống để xem nó ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình.
Anh phát hiện ra rằng các bé gái được gia đình "vỗ béo" từ năm 8 tuổi theo tập tục gọi là "gavage" - một từ tiếng Pháp có nghĩa là ép ăn và được dùng để mô tả việc vỗ béo ngỗng để làm gan ngỗng.
Khi đến tuổi kết hôn, các cô gái được gửi đến "trại béo" trên sa mạc, nơi họ được cho ăn 15.000 calo mỗi ngày.
Tại "trại béo", các bé gái phải tiêu thụ vài lít sữa lạc đà mỗi ngày.
Đối với bữa sáng, các cô gái có vụn bánh mì ngâm trong dầu ô liu được rửa sạch bằng sữa lạc đà. Sau đó, họ có các bữa ăn thường xuyên trong ngày với thịt dê, bánh mì, quả sung và rượu hầm, tất cả đều có thêm sữa lạc đà để uống.
Morton phát hiện ra rằng nhiều người coi việc ăn uống quá độ như một sự tra tấn và các bậc cha mẹ được cho là đã dùng kìm kẹp chặt ngón chân của con gái nếu họ chống cự.
Sau khi thử chế độ ăn kiêng, Morton đã tăng tới gần 6kg trong 2 ngày và cảm thấy đầy hơi và không khỏe mạnh.
Những bậc phụ huynh lấy cớ là thương con, muốn con kiếm được một người đàn ông tiềm năng nên mới thúc ép như vậy.
Còn đối với những gia đình nghèo khó, không đủ lương thực, thực phẩm để ép con ăn thì họ sẽ dùng hóa chất dùng trong việc vỗ béo động vật.
Khoảng 1/4 trẻ em gái ở Mauritania bị ép ăn như vậy, và điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.
Những năm gần đây, chính quyền Mauritania đã nỗ lực tuyên truyền cho người dân tác hại của bệnh béo phì, đồng thời ban hành các quy định cấm các gia đình ép con gái ăn uống một cách điên cuồng.
Nhờ đó, tỷ lệ các bé gái béo phì ở đây đã giảm đi, tuy nhiên, tình trạng vẫn vẫn chưa được giải quyết triệt để, quan niệm "béo mới đẹp, mới kiếm được chồng" đã ăn sâu vào suy nghĩ của người dân nơi đây.