Theo tờ Daily Mail, K2-3d nặng hơn Trái Đất 1,5 lần, quay quanh sao lùn đỏ EPIC 201367065 với chu kỳ 45 ngày mỗi vòng ở khoảng cách cách chúng ta 150 triệu năm ánh sáng.
Ảnh: NASA
Quan trọng hơn, K2-3d có nhiều thành phần cần cho sự sống như có một ngôi sao sáng ở gần, các điều kiện để lưu trữ nước ở dạng lỏng, khí hậu ấm áp.
Hiện các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo dõi thiên thể này và sắp tới khi mà quỹ đạo của nó đi vào hiện tượng nhật thực với ngôi sao lùn đỏ nó quay quanh, sẽ giúp họ có thêm thông tin để giải thích liệu nơi này có ẩn chứa sự sống ngoài Trái Đất hay không.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA sẽ dùng kính viễn vọng khổng lồ Hubble quan sát K2-3d trong thời gian diễn ra nhật thực vào năm 2017.
Các nhà khoa học hi vọng sẽ quan sát thấy dấu hiệu của phân tử nước, khí metan hoặc amoniac trong bầu khí quyển của K2-3d, để tạo ra cơ hội có xuất hiện sự sống tại đó.
Theo tiến sĩ Bjorn Benneke, Học viện công nghệ California, Mỹ lớp khí quyển giàu khí hydro, hoặc nhiều mây giống Trái Đất là hai dấu hiệu rất quan trọng của sự sống ngoài vũ trụ.
Ông nói: "Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào, chúng tôi sẽ quan sát nó cẩn thận bằng kính thiên văn không gian James Webb, thay thế kính Hubble vào năm tiếp theo đó".