1. Người nghèo lúc nào cũng coi trọng tình cảm hơn tiền bạc
Thực ra có rất nhiều người nghèo luôn coi trọng tình cảm. Trong mắt họ, tiền bạc không bao giờ so bì được với tình cảm.
Tiền bạc là thứ ngoài thân, chỉ cần cố gắng là kiếm lại được, chỉ cần nỗ lực là kiểu gì cũng đủ ăn. Nhưng tình cảm thì khác, các mối quan hệ đều cần được nuôi dưỡng.
Cho nên họ sẽ hẹn bạn bè ra ngoài ăn uống thường xuyên, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, bồi đắp tình cảm. Khi gặp nhau, họ cũng không so đo anh một đồng tôi một cắc, mà thậm chí còn giành nhau thanh toán.
Đối với người thân, họ hàng, họ cũng qua lại thường xuyên, đến thăm mỗi dịp lễ tết, tặng chút quà bánh.
Dành nhiều thời gian và tiền bạc để nuôi dưỡng tình cảm có lẽ sẽ khiến họ không còn thời gian đi kiếm nhiều tiền hơn, đi làm việc gì lớn lao hơn, nhưng bên cạnh họ sẽ luôn có những người sẵn sàng xả thân vì mình.
Mối quan hệ như thế mới đáng quý biết bao.
Trong xã hội hiện nay, con người ta cứ tranh nhau hối hả tiến về phía trước, nhiều người càng thành công càng coi thường bạn bè, thậm chí xem nhẹ tình cảm.
Để rồi mãi sau này mới đau đớn phát hiện ra, bên cạnh mình chẳng còn một ai.
Người những người nghèo trọng tình cảm như thế, mặc dù nghèo khó về mặt tình cảm, nhưng đời sống tinh thần của họ vô cùng phong phú. Ở họ, bạn có thể nhìn thấy tình cảm chân thành, sự hiếu thuận và lòng biết ơn.
2. Người nghèo thường có tâm lý "buông xuôi": kiểu gì chẳng nghèo, cứ hưởng thụ một chút cũng chẳng sao
Nhưng không phải tất cả người nghèo đều trọng tình cảm và có đời sống tinh thần phong phú như thế. Rất nhiều người nghèo chỉ đơn giản vì họ lười biếng.
Nhiều người nghĩ giàu nghèo có số, mình sinh ra đã đúng phải số nghèo không thể thay đổi được, cho nên cứ mặc kệ vậy đi, liều mạng nỗ lực chẳng bằng có bao nhiêu hưởng hết bấy nhiêu đã.
Trong đầu họ có một lối tư duy lười biếng thâm căn cố đế, họ thà nghèo rớt mùng tơi cũng không chịu nỗ lực làm việc, nghiêm túc kiếm tiền. Kiếm được bao nhiêu tiêu hết sạch bấy nhiêu, nhiều lúc tiêu pha còn mạnh tay hơn cả người có tiền.
Những người này có thể coi là kiểu người ham ăn lười làm điển hình. Họ không có mục tiêu cũng không có lý tưởng sống, càng không có ý định thay đổi cuộc sống thoải mái quen thuộc.
Trong suy nghĩ của họ, nghèo là chuyện đương nhiên rồi, nghèo tiếp cũng chẳng sao, sống vui là được.
Nhưng con người sống trên đời vẫn nên có ý chí vươn lên, mà người càng nghèo càng sợ nhất là không có ý chí.
Một con người dù có xuất phát điểm thấp đến đâu, chỉ cần họ có khát khao vươn lên, khát khao sẽ chuyển thành hành động, rồi từ đó đời họ sẽ khác.
Tóm lại, sở dĩ người nghèo hào phóng, hoặc là vì họ trọng tình cảm hơn, hoặc là vì họ ôm tâm lý thích hưởng thụ. Thực ra nghèo cũng chẳng sao cả, chỉ cần bạn chịu tiến lên, không lười biếng, bạn sẽ có khả năng thay đổi cuộc đời mình.
Người nghèo quá trọng tình cảm cũng chưa chắc sẽ nghèo cả đời, biết đâu chính một trong những mối quan hệ bạn trân trọng ấy sẽ đưa cuộc đời bạn sang một trang mới đấy.