Nguồn gốc của vấn đề này là khủng hoảng ý thức sinh tồn của những nhân viên cũ ở nơi làm việc. Bạn có thể nhận ra rằng nhân viên cũ rất sợ mất đi chiếc ghế của mình, điều này không hề đơn giản, là do bạn đã nhìn ra nguồn gốc của vấn đề.
Có thể có xung đột lợi ích giữa các đồng nghiệp ở nơi làm việc và có mối quan hệ trò chơi. Cùng một công việc, lương của người mới vào nghề nhiều hơn, hiệu suất của họ cao hơn mà thái độ làm việc rất tốt; còn điều duy nhất mà nhân viên cũ có chính là kinh nghiệm.
(Ảnh minh hoạ)
Nếu là một nhân viên làm việc lâu năm ở công ty thì bạn có thể không lo lắng khi công ty vừa tuyển thêm nhân viên mới vào vị trí tương tự của bạn hay không?
Bạn sẽ có suy nghĩ rằng mình sẽ bị sa thải vào một ngày đẹp trời nào đó hay không?
Lúc đó ai sẽ nuôi vợ con bạn?
Ai sẽ trả tiền cho khoản vay mua nhà thuê xe?
Cho nên, sau khi bạn làm việc được một vài năm, trong đầu bạn sẽ có ý tưởng đàn áp những người mới đến với mục đích loại bỏ kẻ thù tiềm năng, hoặc ngăn chặn thời gian phát triển của kẻ thù tiềm năng.
Tuy nhiên, nhiều người mới đến nơi làm việc và cảm thấy rằng các nhân viên cũ có nghĩa vụ trở thành giáo viên miễn phí cho họ, và họ phải truyền lại những năm kinh nghiệm làm việc tại đây cho nhân viên mới. Nhưng mối quan hệ tồn tại giữa các đồng nghiệp có thể là bạn bè, là nơi trút bầu tâm sự, có thể chỉ bảo nhau nhưng tuyệt đối không phải là mối quan hệ thầy trò.
Tại sao họ lại phải truyền hết mọi kinh nghiệm mấy năm đi làm của mình trong khi có khả năng bị chính bạn thay thế? Chỉ vì bạn còn trẻ, chỉ vì bạn là người mới hay vì bạn chưa có kinh nghiệm?
(Ảnh minh hoạ)
Bạn nên nhớ rằng, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, dù có thân quen với nhau đến mức nào thì cốt lõi vẫn là cạnh tranh. Nhân viên mới được trả tiền để làm việc, và nhân viên cũ cũng được trả tiền để làm việc. Ai là người làm tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn thì chắc chắn sẽ nhận được chiếc ghế xứng đáng với năng lực của mình.
Chưa hết, nhiều người, đặc biệt là những người có tư duy trình độ thấp, họ luôn đòi hỏi người khác phải cho mình một cái gì đó. Họ cảm thấy rằng tất cả mọi người trên thế giới này đều mắc nợ họ, vì vậy mọi người đều phải có trách nhiệm với họ. Ở nơi công sở cũng không hiếm những người có tư tưởng tương tự, tuy nhiên, cũng chính tại đây, tất cả những gì bạn phải làm là học cách trao đổi hai bên có lợi.
Nếu bạn muốn mọi người đối xử tốt với mình, trước tiên hãy hỏi xem bạn có đối xử tốt với người khác không, và bạn đã làm được gì cho họ? Nếu bạn có thể làm những gì trong khả năng của mình như cùng mọi người đi ăn, mời họ uống nước, tặng những món quà nhỏ trong dịp năm mới và chân thành giao tiếp, đôi khi họ sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm của bản thân mà họ cảm thấy sẽ hữu ích với bạn.
(Ảnh minh hoạ)
Qua đây, chúng ta có thể thấy chỉ cần không tiềm ẩn xung đột lợi ích, vừa có thể mang lại lợi ích nhất định cho người khác, vừa khiêm tốn thì người mới như vậy có thể trưởng thành nhanh chóng. Nhưng nếu cảm thấy mình là người mới với suy nghĩ "người cũ thì phải nên như thế này, nên thế kia với nhân viên mới" thì với tâm lý đua đòi và đối đầu như vậy, con đường làm việc tại công ty này sẽ ngắn hơn bao giờ hết.
Đừng nghĩ chỉ cần nghỉ việc chuyển công ty là đủ, hãy nhớ rằng: người không biết bơi, đổi bể bơi vẫn không biết bơi!