Nơi làm việc là một xã hội thu nhỏ. Ở đây, bạn có thể giao tiếp với mọi người một cách hiệu quả cũng là một phương pháp để nâng cao tính chuyên nghiệp của bản thân. Hoà nhập vào một nhóm người mới là một quá trình từ từ. Là một người mới, nếu bạn muốn hoà nhập vào một môi trường mới, bạn cần tìm cho mình một quá trình phù hợp.
Đầu tiên, bạn nên lắng nghe cẩn thận những gì đối phương nói. Học cách lắng nghe là bước đầu tiên để giao tiếp với người khác thành công. Là một người mới, bạn có thể chọn cách ngồi cạnh một đồng nghiệp của mình và lắng nghe những gì mình phát biểu một cách nghiêm túc thì đối phương sẽ cảm thấy bạn rất chân thành, tự nhiên họ sẽ nói chuyện và chú ý đến bạn nhiều hơn.
(Ảnh minh hoạ)
Một nhân viên mới có nhân cách tốt và biết cách tôn trọng người khác đương nhiên sẽ để lại ấn tượng tốt cho nhân viên cũ, và họ cũng sẽ muốn và biết cách kéo bạn vào vòng tròn bạn bè của họ, giới thiệu bạn với những đồng nghiệp khác trong công ty.
Thứ hai, hãy vượt qua nỗi sợ hãi của bạn bằng cách tâm sự. Trong môi trường mới, điều bạn chưa biết chắc chắn sẽ tồn tại và đó cũng chính là nguồn gốc của sự sợ hãi chốn công sở. Đối với những người mắc chứng sợ giao tiếp thì việc tìm được một người để chia sẻ còn khó hơn lên trời. Bởi vì ngay từ đầu, bạn đã sợ việc người khác hiểu mình. Tuy nhiên, chỉ bằng cách cho người khác biết, bạn mới có một mối quan hệ hiệu quả với đồng nghiệp.
(Ảnh minh hoạ)
Bởi vì đối với những nhân viên cũ, bạn là một đồng nghiệp mới cũng như một người mới xa lạ, cho nên việc đề phòng giữa hai người lần đầu tiên làm việc với nhau là điều bình thường. Nếu bạn không chủ động giới thiệu bản thân, không chủ động đưa ra ý tưởng và nhu cầu của bản thân thì trong mắt bạn, bạn vĩnh viễn là một người xa lạ, khó gần.
Vì vậy, bạn phải điều chỉnh tâm lý trước và vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với nỗi sợ hãi không rõ lý do, cách tốt nhất để bắt đầu câu chuyện với đồng nghiệp mới chính là “xin chào", bạn nên cố gắng chào hỏi đồng nghiệp hàng ngày. Khi tôi gặp các đồng nghiệp của mình trong khi chờ thang máy, phòng trà hay canteen hãy mỉm cười và nói lời chào. Theo thời gian, bạn sẽ thấy mình gan dạ hơn, mở lòng hơn, thi thoảng bạn sẽ tự nhiên mà nói ra những tâm sự về khó khăn đang gặp phải trong công việc hay cuộc sống thường ngày.
(Ảnh minh hoạ)
Thứ ba, hãy tích cực thể hiện sự khác biệt của bạn. Nhưng sự khác biệt ở đây không phải là những hành động kỳ quặc hay cố tình làm nên chuyện mà hãy cố gắng hoàn thành công việc của mình. Hãy bày tỏ những gì bạn thực sự nghĩ trong lòng, ý tưởng bằng ngôn ngữ đảm bảo không gây tổn thương cho đối phương.
Với một người hướng nội, điều bạn sợ nhất là bị người khác nhìn thấu tâm tư, sợ người khác nghĩ nhiều về hành động của mình nhưng lại càng sợ gây phiền phức không đáng có cho người khác… Tóm lại, vì nhiều lý do khác nhau mà mối liên hệ nơi công sở dễ bị chấm dứt vì những mối lo khác nhau cho nên rất dễ gây hiểu lầm giữa hai bên, dẫn đến hiệu quả công việc kém do giao tiếp kém.
Trên thực tế, suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn dễ dàng thu mình lại. Không ai thích làm bạn với một người đa cảm, trong công việc, không ai thích làm việc với những người có thái độ tiêu cực. Cho nên, điều quan trọng nhất là hãy có thái độ lạc quan, tích cực và dũng cảm bày tỏ quan điểm của mình một cách tinh tế. Với cách này, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn là người hòa đồng và có suy nghĩ của riêng mình.
(Ảnh minh hoạ)
Cuộc sống nơi công sở không thể tách rời giao tiếp. Nếu bạn không nói ra thì người khác không có nghĩa vụ phải chủ động tìm hiểu nội tâm của bạn.