Người khôn ngoan không chỉ hùng hục cống hiến mà còn luôn dành thời gian làm việc này cho bản thân: Muốn phát triển thì đừng bỏ quên!

Minh Ngọc |

Những người thành công xuất chúng chưa bao giờ quên việc tự đánh giá bản thân.

Muốn phát triển bản thân thì đừng quên tự nhìn nhận, đánh giá lại chính mình mỗi ngày. Sự thấu hiểu bản thân đi cùng định hướng đúng đắn sẽ cứu rỗi cả cuộc đời chúng ta. 

Sau này, đừng chỉ chăm chăm mơ về một công việc an nhàn, ổn định. Hãy mở rộng tầm mắt, mơ ước xa hơn cho sự nghiệp của mình và thứ bạn tìm thấy, không chỉ là sự thành đạt không đâu, nó còn là niềm vui nữa.

Thời điểm thích hợp để đánh giá bản thân

Để đánh giá bản thân thì lúc nào cũng là hợp lý. Đã bao lâu rồi bạn không ngồi xuống, nhìn lại chính mình? 

Đừng ngại lên kế hoạch cho những nguồn cảm hứng mới xuất hiện, cũng đừng quên dành vài phút ngắn ngủi tự phân tích nhìn nhận con người mình. 

Bạn không nhất thiết phải làm những điều trên mỗi ngày nhưng việc thực hiện chúng định kỳ sẽ mang đến một cái nhìn toàn diện về bản thân bạn.

Đừng ngạc nhiên nếu kết quả đánh giá mỗi lần bạn nhận được là khác nhau. Con người mà, chúng ta luôn thay đổi. 

Vì thế, hãy thực hiện việc đánh giá một cách định kỳ để bắt kịp với những thay đổi đó. Đừng đua theo trào lưu "Điều ước năm mới" xô bồ mà thực hiện đánh giá cho có. 

Thay vào đó, hãy để dành việc này cho lúc bạn cảm thấy tĩnh tâm nhất, có thể là một buổi sáng đầu đông nằm ì trên giường hay một buổi chiều hè oi ả.

Nhìn nhận bản thân qua nhiều lăng kính

Người khôn ngoan không chỉ hùng hục cống hiến mà còn luôn dành thời gian làm việc này cho bản thân: Muốn phát triển thì đừng bỏ quên! - Ảnh 1.

Bạn có biết nhóm tính cách của mình là gì không? Nếu bạn chưa bao giờ làm bài kiểm tra tính cách, bạn nên bắt đầu với chính nó. 

Tuy bài test đôi khi không thực sự chuẩn xác, nhưng ít nhất nó cũng cho bạn biết chút đỉnh về con người mình.

Nếu bạn đang băn khoăn với những quyết định lớn trong đời, những phân tích của bài test tính cách nói trên đôi khi là những quan điểm khách quan mở cho bạn một lối đi mới. 

Qua những bài test tương tự, bạn cũng có thể điều chỉnh hành vi, cách thức giao tiếp của mình. Ngày nay, không thiếu gì các công cụ đánh giá – phân tích tính cách, hành vi nên đừng ngại thực hiện.

Hiểu giá trị bản thân

Điều gì thực sự quan trọng với bạn? Tạm thời đừng nói đến các khía cạnh như mục tiêu sống, phúc lợi công việc, thứ tôi muốn hỏi ở đây là những tính cách bạn mong muốn người xung quanh có. 

Thường xuyên đánh giá xem xét các tiêu chuẩn như trên sẽ giúp bạn dễ dàng củng cố các giá trị cốt lõi của cuộc đời mình hơn.

Năng khiếu

Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn siêu thông minh hay là một người thích tổ chức, sắp xếp? Hãy ghi nhận một số đặc điểm làm nên thương hiệu cá nhân của bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người khác để thực hiện khảo sát này. Hỏi họ tại sao họ lại nhận bạn vào làm, quý trọng bạn. 

Quan trọng hơn hết, hãy nhờ họ liệt kê ra những thứ vẫn có thể cải thiện thêm, những điểm yếu hay những vấn đề bạn không cần bận tâm tới. 

Hiểu rõ năng lực và tính cách con người mình là cách cơ bản nhất để bạn phát triển từ một người tốt thành một cá thể khác biệt, xuất chúng.

101 câu chuyện mang lại niềm vui

Người khôn ngoan không chỉ hùng hục cống hiến mà còn luôn dành thời gian làm việc này cho bản thân: Muốn phát triển thì đừng bỏ quên! - Ảnh 2.

Hạng mục đánh giá này có liên quan mật thiết đến sở thích của bạn. Hãy viết ra một list những yếu tố giúp ngày của bạn trở nên tuyệt vời. 

Bạn thích ở cùng người khác hay tận hưởng mỗi ngày một mình? Một ngày đẹp trời là một ngày năng động hay một ngày nằm ì trên giường?

Đừng bị trói buộc bởi quan điểm “Chúng ta nên làm gì để có được hạnh phúc”. Đừng đánh giá sở thích của mình là tốt hay không tốt, hãy chỉ đơn giản tập trung vào những gì thực sự làm bạn hạnh phúc. 

Nghĩ về cách bạn kết nối với người khác, cách bạn sạc năng lượng sau những ngày mệt mỏi. 

Hạng mục đánh giá này giống như nơi trú ẩn tạm thời trong thời kì dốc sức vì mục tiêu phía trước. Nó cũng là những nhiệm vụ của bạn sau mỗi ngày học tập, làm việc.

Ví dụ, trong những ngày chán nản chỉ muốn bỏ việc đến nơi, hãy nghĩ về thứ mà công việc chu cấp để bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời bên gia đình.

Đó chính là nguồn an ủi, niềm vui nho nhỏ để bạn lại tiếp tục cố gắng bước xa hơn.

Đánh giá bản thân xong thì làm gì?

Đừng coi thường ý kiến đóng góp từ người khác. Bởi lẽ sự tự đánh giá trên là hoàn toàn chủ quan của bạn nên tiếp theo đó, bạn nên xem xét thêm một số ý kiến khách quan từ người khác. 

Hỏi mentor xem bạn đang làm tốt nhất ở lĩnh vực nào và làm sao để tiếp tục tận dụng phát triển nó. 

Hỏi người thân yêu xem điều gì ở bạn làm họ hành phúc. Hỏi sếp bạn về năng lực của bạn và biết đâu bạn sẽ vạch ra được một lộ trình công việc mới. Phản hồi từ người xung quanh sẽ hoàn thiện hơn nữa cái nhìn về bản thân bạn.

Gắn những kết quả đánh giá cùng những mục tiêu lớn

Từ trước đến giờ chúng ta vẫn luôn nói đến câu chuyện đánh giá bản thân không dựa trên cơ sở mục tiêu phấn đấu. 

Vậy thì bây giờ là lúc xâu chuỗi lại tất cả để tạo nên bức tranh lớn. Công việc của bạn có bao hàm những thứ bạn thích làm không? 

Bạn biết tính cách của mình ảnh hưởng đến cách mình giao tiếp, tương tác như thế nào không? Bạn có biết những điều gì khiến mình hạnh phúc không? Lần cuối cùng một ngày của bạn được lấp đầy những thứ trên là khi nào?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại