Việc kiểm soát sự tức giận đóng vai trò quan trọng, giúp bạn tránh nói hoặc làm những điều không nên. Trước khi cơn giận “leo thang”, bạn có thể sử dụng các cách cụ thể sau để kiểm soát chúng.
1. Đếm ngược
Đếm ngược (hoặc lên) đến 10. Nếu bạn thực sự tức giận, hãy bắt đầu từ 100. Trong thời gian đếm, nhịp tim của bạn sẽ chậm lại, và sự tức giận sẽ giảm dần.
2. Hít thở sâu
Hơi thở của bạn trở nên mạnh hơn khi bạn tức giận. Đảo ngược xu hướng đó (và sự tức giận của bạn) bằng cách hít thở chậm, sâu từ mũi và thở ra bằng miệng trong vài giây.
3. Thư giãn cơ bắp
Từ từ thư giãn các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể, từng nhóm một. Thả lỏng cơ thể. Hãy hít thở chậm, có chủ ý. Xoay cổ hoặc cuộn vai là ví dụ điển hình của thư giãn cơ bắp trong yoga, giúp bạn kiểm soát cơ thể và khai thác cảm xúc.
4. Lặp lại một câu Thần chú
Tìm một từ hoặc cụm từ giúp bạn bình tĩnh và tập trung lại. Lặp lại chúng với chính mình khi bạn khó chịu. Thư giãn hoặc ăn vặt. Thật bình tĩnh, và mọi chuyện sẽ ổn.
5. Im lặng
Khi tức giận, bạn sẽ không thể kiềm chế lời nói. Một vài khoảnh khắc im lặng sẽ cho bạn thời gian để thu thập suy nghĩ và trấn tĩnh, hạn chế nói những lời tổn thương người khác.
Giu cơ thể nghỉ ngơi. Bạn nên ngồi một mình để trong thời gian yên tĩnh này có thể đưa cảm xúc trở lại bình thường.
6. Xem lại phản ứng của bản thân
Ngăn sự bùng nổ cảm xúc bằng cách diễn tập lại những gì bạn sẽ nói hoặc cách bạn sẽ tiếp cận vấn đề trong tương lai. Thời gian này cho bạn thời gian để bình tĩnh và phát hiện ra những giải pháp hữu hiệu hơn.
7. Thay đổi thói quen hằng ngày
Nếu hành động nào đó khiến bạn liên tục tức giận, hãy thay đổi nó. Việc xem xét các lựa chọn khác có thể mất nhiều thời gian hơn nhưng cuối cùng sẽ bớt khó chịu hơn. Thay đổi thói quen cũng là một giải pháp tích cực
8. Tưởng tượng về sự tha thứ
Tìm kiếm sự can đảm để tha thứ cho một người đã làm sai với bạn, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng thay đổi cảm xúc. Nếu không thể tha thứ cho họ, ít nhất bạn có thể giả vờ rằng bạn đã tha thứ. Bạn sẽ cảm thấy cơn giận của mình biến mất.
9. Tập đồng cảm
Hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác và đánh giá tình hình từ góc nhìn của họ. Khi đó, bạn sẽ nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ, và nhận ra tức giận không phải cách giải quyết tốt nhất.
10. Giai tỏa cơn giận dữ của bạn
Bạn có thể nói ra suy nghĩ của bản thân, miễn là bạn xử lý nó đúng cách. Tìm một người bạn đáng tin cậy để giúp bạn bình tĩnh hơn.
Những cuộc nói chuyện chân thành và thấu hiểu có thể giúp giảm căng thẳng và sự tức giận.
Tức giận là xúc cảm bình thường mà ai cũng có thể trải qua. Tuy nhiên, nếu thấy sự tức giận của mình chuyển sang trạng thái gây hấn bộc phát, hãy tìm những cách lành mạnh để đối phó với cơn tức giận.
Nếu những lời khuyên này chưa thực sự hiệu quả, hãy xem xét việc nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Những chuyên gia về sức khỏe hoặc nhà trị liệu có thể giúp bạn vượt qua sự tức giận và các vấn đề cảm xúc khác.