Người Do Thái dạy nhau: "Tiết kiệm là cách làm giàu ngu ngốc nhất, dù có tiền dư dả cũng không nên để nó nhàn hạ đến nửa năm”

Trâm Anh |

Người Do Thái cho rằng trong xã hội này, nếu không có tiền sẽ không có địa vị. Vì vậy, muốn đạt được danh vọng, được người người tôn trọng thì phải tìm cách tích lũy tài sản của mình. Đó là cách nhanh nhất!

Người Do Thái không ủng hộ việc tiết kiệm để trở nên giàu có, họ cho rằng tiền tiết kiệm là tiền chết. Đồng tiền nên được làm việc nó sinh ra để làm, đó là sinh ra lợi nhuận.

Không phải ai cũng có thể kinh doanh tốt ngay từ ban đầu và người Do Thái cũng đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại mới có thể đứng trên đỉnh cao của thương trường như hiện nay. Để tránh phải đi đường vòng, tổ tiên người Do Thái đã đúc kết lại kinh nghiệm thành công của họ và truyền lại kiến thức cho con cháu sau này.

5 kinh nghiệm thành công của các tỷ phú người Do Thái

1. Kiếm tiền bằng cách mà người khác không thể nghĩ ra

Trong cuộc sống thực tế, có rất nhiều người nghèo thường than phiền như thế này: "Tôi muốn kiếm tiền, tôi muốn làm giàu, nhưng không có cách nào để kiếm tiền, không có cách nào để làm giàu cả. Thấy người ta kinh doanh phát đạt, tôi cũng đã bắt chước theo, nhưng cuối cùng vẫn là thất bại."

Thật ra, không phải là họ không có cách, mà là do họ không chịu nghiêm túc suy nghĩ mà thôi.

 Người Do Thái dạy nhau: Tiết kiệm là cách làm giàu ngu ngốc nhất, dù có tiền dư dả cũng không nên để nó nhàn hạ đến nửa năm”  - Ảnh 1.

Chuyên gia thành công Napoleon Hill đã nói: "Sáng tạo chính là sự giàu có."

Nếu bạn muốn giàu có, hãy ngồi lại và suy nghĩ về nó, xem liệu bạn có thể nghĩ ra vài ý tưởng kiếm tiền tuyệt vời nào không.

Nếu bạn không có ý tưởng hay, thì chỉ cần thuận theo dòng chảy tự nhiên để kiếm tiền là được rồi. Nhưng nếu bạn muốn thực sự giàu có, thì bạn nhất định phải may mắn, và trước khi may mắn xảy đến thì bạn cần phải có một ý tưởng sáng tạo.

2. Người giàu tin rằng "người khác làm được thì mình cũng làm được"

Loại tâm thái này của người giàu thật ra rất bình dị, chẳng có gì là quá cao siêu, nhưng lại có rất ít người nghèo thực sự hiểu và duy trì được nó.

Những người nghèo bởi vì địa vị xã hội thấp kém của mình mà luôn cảm thấy xấu hổ, tự ti. Họ muốn giàu có như những người giàu có, nhưng trong thâm tâm họ lại không tin rằng mình có thể làm được điều đó.

Giống như câu chuyện con voi và cái cọc vậy. Có một chàng thanh niên đi đến rạp xiếc để ngắm những con thú. Bất ngờ, anh nhìn thấy một con voi to khỏe bị buộc chặt vào một cây cọc gỗ nhỏ. Rõ ràng là con voi đủ khỏe để nhổ bật cái cọc và trốn thoát bất cứ lúc nào một cách dễ dàng.

Anh bèn hỏi người dạy thú: "Sao ông buộc con voi to khỏe với một chiếc cọc nhỏ thế kia, không sợ nó lồng lên và chạy mất sao?"

- "Nó sẽ không chạy đâu." Người dạy thú đáp.

- "Ông có chắc không, sao lại có thể như thế được?" Người thanh niên tiếp tục thắc mắc.

Lúc này thì người dạy thú mới giải thích: "Cách đây nhiều năm, lúc mới vào rạp xiếc, nó chỉ là một chú voi con. Lúc ấy, nó bị buộc bằng một sợi xích lớn vào một cọc sắt để giữ cho nó không thể bật ra. Sau một thời gian cố gắng chạy thoát nhưng không được, thì nó đã bỏ cuộc. Đến giờ nó vẫn nghĩ rằng nó không đủ sức để trốn thoát."

Có thể thấy niềm tin là thứ rất quan trọng, niềm tin của bạn chính là chiếc chìa khóa lồng sắt giam cầm bạn, bạn có quyền lựa chọn dùng nó để mở cửa hoặc không. Vì thế, nếu bạn không hài lòng với hiện trạng của mình, thì hãy bắt tay vào và thay đổi nó, hãy tin rằng những gì người khác làm được thì bạn cũng có thể làm được.

3. Gan phải to, nhưng đồng thời cũng phải thận trọng

Rất nhiều người có tham vọng to lớn, muốn trở thành người giàu có hoặc muốn tập trung kiếm tiền, nhưng họ lại thích chạy theo đám đông một cách mù quáng. Những người giàu chân chính thì ngược lại, họ luôn có những phương pháp độc đáo của riêng mình, họ Không đại trà, không chạy theo đám đông, họ nghiêm túc suy nghĩ, táo bạo nhưng cũng thận trọng.

Họ hiểu rõ chính mình, vì thế họ luôn chọn cho mình một con đường mà bản thân thật sự đam mê, có vẻ như chưa từng có ai đi trước dẫn đường, nó có rủi ro nhưng cũng sẽ có quả ngọt mà không một ai có thể nếm được ngoại trừ họ.

Mỗi người đều có những sở thích khác nhau. Nếu một người quan tâm đến một dự án nào đó, anh ta sẽ chú ý đến nó nhiều hơn những người bình thường, càng sẽ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho nó, từ đó kết quả đạt được cũng tăng lên gấp bội.

Vì vậy, khi bạn quyết định khởi nghiệp và thực hiện một dự án, trước tiên bạn hãy tìm ra thứ mà mình yêu thích, sau đó tiếp tục khai thác các lợi nhuận của nó, như vậy khả năng thành công của bạn sẽ lớn hơn rất nhiều.

4. Dù có nghèo cỡ nào cũng phải chen vào đứng giữa "đám nhà giàu"

Tuy người Do Thái chủ trương giàu có nhưng họ không bao giờ coi thường người nghèo, hơn nữa họ còn sẵn sàng giúp đỡ người nghèo và rất quan tâm đến việc từ thiện. Đó là tiền đề của việc trở nên giàu có, nghĩa là người giàu vẫn có thể gần gũi người nghèo và giúp đỡ người nghèo.

Nhưng người Do Thái cho rằng người nghèo cũng cần phải tự nỗ lực để nhảy ra khỏi vòng tù túng của chính họ, họ cần tranh thủ cơ hội để kết giao với những người giàu có, cố gắng chen vào đứng giữa "đám nhà giàu".

Nếu người nghèo có thể đứng chung với những người giàu thì sẽ có rất nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất đó là có thể trau dồi tư duy làm giàu của bạn. Cho nên, dù bạn có cảm thấy nhục nhã hay bị người khác xem thường thì cũng đừng để ở trong lòng, tốt nhất nên mặt dày một chút, thứ bạn đạt được nhất định nhiều hơn những gì bạn đã hy sinh.

 Người Do Thái dạy nhau: Tiết kiệm là cách làm giàu ngu ngốc nhất, dù có tiền dư dả cũng không nên để nó nhàn hạ đến nửa năm”  - Ảnh 2.

5. Học đầu tư tài chính, dù có tiền dư dả cũng không nên để nó nhàn hạ đến nửa năm

Người Do Thái có một câu tục ngữ, rằng: "Dù có tiền dư dả cũng không nên để nó nhàn hạ đến nửa năm".

Mặc dù có rất nhiều người Do Thái giàu có làm việc trong ngành tài chính, và nhiều ngân hàng nổi tiếng quốc tế cũng được mở bởi các tài phiệt người Do Thái, nhưng người Do Thái không thích gửi tiền vào ngân hàng giống như những dân tộc khác, họ thích dùng tiền để kiếm tiền, nghĩa là dùng tiền của mình để đầu tư vào các hoạt động đầu tư tài chính.

Có 3 lý do cụ thể khiến người Do Thái không thích gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ dùng nó để đầu tư tài chính: thứ nhất là do lạm phát, tiền gửi vào ngân hàng rất dễ mất giá; thứ hai, tiền gửi vào ngân hàng gần như là tiền chết.

Một chút lợi tức nhỏ nhặt đó so với giá trị mà bản thân tiền có thể mang lại là quá thấp; thứ ba, đối với người giàu, ở nhiều nước, nếu gửi tiền vào ngân hàng thì sẽ phải nộp thuế thừa kế rất cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại