Người có EQ cao luôn ứng xử dễ chịu "như một cơn gió mùa xuân", làm gì cũng suôn sẻ, có được lòng người: Bí quyết là tuyệt đối tránh 3 lỗi giao tiếp đơn giản này

Hà Lê |

Trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ giao tiếp của bạn. Có IQ cao là một lợi thế, nhưng lợi thế đó chỉ được phát huy tốt khi kết hợp với trí tuệ cảm xúc EQ.

Trí tuệ cảm xúc của một người có thể được phản ánh trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong lời nói. Những người có trí tuệ cảm xúc thấp có thể dễ dàng xúc phạm người khác khi họ mở miệng. 

Ngược lại, những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể khiến mọi người cảm thấy "như một cơn gió mùa xuân", điều này giúp tăng cường đáng kể cảm xúc bên trong của họ.

Trong cuộc sống, bạn có thể gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để đối phương không cảm thấy bị xúc phạm hay bực bội. 

Thậm chí, khi không tìm ra cách giải quyết vấn đề họ vẫn cho người khác cảm giác lạc quan và có thêm niềm tin.

Cũng có khi, bạn gặp những bậc thầy trong việc điều khiển cảm xúc. 

Khi làm việc dưới áp lực, họ không bối rối, cáu giận mà có khả năng nhìn nhận vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ luôn có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn, biết khi nào nên tin vào trực giác của mình.

Do đó, nếu chúng ta muốn trau dồi trí thông minh cảm xúc, trước tiên chúng ta phải bắt đầu bằng cách chú ý đến lời nói và hành động của mình. 

Khảo sát cho thấy những người có trí tuệ cảm xúc cao không bao giờ phạm 3 lỗi sai lầm này, vì vậy họ hiếm khi khiến người xung quanh khó chịu và dường như luôn thành công trong giao tiếp.

Đầu tiên, chế giễu lời nói của người khác

Mọi người đều có ưu điểm và nhược điểm. Nếu chúng ta quen nắm bắt những thiếu sót của người khác và nói đùa về một số khiếm khuyết về thể chất, những hành vi như vậy không chỉ chứng tỏ trí tuệ thấp mà còn khiến mọi người cảm thấy bạn là kẻ vô cùng hẹp hòi. 

Hãy tự kiểm điểm bản thân thay vì trở thành một người luôn luôn nhìn vào những thiếu sót của người khác. 

Khi bạn chọc cười người khác, bạn không biết rằng bản thân cũng trở thành đối tượng bị chỉ trỏ, bị cô lập trong mắt mọi người.

Người có EQ cao luôn ứng xử dễ chịu như một cơn gió mùa xuân, làm gì cũng suôn sẻ, có được lòng người: Bí quyết là tuyệt đối tránh 3 lỗi giao tiếp đơn giản này - Ảnh 1.

Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường cười nhạo người khác một cách vô tư. Họ không có sự đồng cảm hay hiểu biết về đối phương và cả chính bản thân họ. 

Bạn nghĩ nó thật buồn cười? Tôi sẽ nói rằng nó thật ngu ngốc. Mỗi câu nói có thể khiến bạn có thể "kẻ thù". Những người như vậy, cuộc sống và sự nghiệp sẽ luôn gặp phải tất cả các loại rắc rối, và cuộc sống sẽ luôn gập ghềnh.

Thứ hai, lời kiêu ngạo

Có một số người, luôn cảm thấy rằng họ là người giỏi nhất thế giới, không tôn trọng khả năng của người khác, không chấp nhận ý kiến ​​của người khác và nói ra những lời ngạo mạn trong sự tự phụ mù quáng. 

Trí tuệ cảm xúc của những người như vậy thường ở mức không cao.

Sự khiêm tốn trong giao tiếp thường ngày vừa thể hiện sự tôn trọng đối phương, vừa cho thấy sự hiểu biết của bản thân bạn. 

Những kẻ chỉ biết đến khả năng của mình cũng như "ếch ngồi đáy giếng", biết một mà không biết thế giới ngoài kia còn bao la rộng lớn. 

Họ chỉ biết đến công lao của bản thân mà không biết cách tôn trọng người khác, như vậy không những không thể tiến bộ mà còn bị bao vây, cô lập trong những mối quan hệ cá nhân.

Thứ ba, hứa suông và không giữ lời

Chữ tín là "danh thiếp" của một người. Chúng ta phải thận trọng về lời nói và hành động của mình, đặc biệt là khi đưa ra lời hứa và một khi đã hứa, chúng ta phải thực hiện nó. 

Nếu không, việc thất hứa sẽ biến bạn thành một kẻ thất bại.

Người có EQ cao luôn ứng xử dễ chịu như một cơn gió mùa xuân, làm gì cũng suôn sẻ, có được lòng người: Bí quyết là tuyệt đối tránh 3 lỗi giao tiếp đơn giản này - Ảnh 2.

Cho dù trong cuộc sống hay tại nơi làm việc, không ai yêu thích những người không giữ lời hứa. Khi bắt đầu nói chuyện, họ sẽ khoe mẽ thật nhiều, hứa cũng thật nhiều. 

Nhưng một khi lời hứa cần được thực hiện, họ sẽ lập tức khước từ và trốn tránh. Những lời nói vô trách nhiệm của họ có khả năng mang lại tổn thất cho người khác, điều này tự nhiên sẽ làm mất lòng tin và sự tôn trọng của những người xung quanh. 

Bởi vì "tài ăn nói suông" không thể mang lại những lợi ích thiết thực. Nhiều nhất, chúng chỉ có thể giúp họ thỏa mãn sự phù phiếm nhất thời, nhưng cuối cùng lại gây ra tổn hại cho người khác và chính họ. 

Do đó, những kẻ chỉ biết "hứa suông" không chỉ tự làm hỏng mọi việc mà chất lượng mối quan hệ giữa các cá nhân cũng trở nên đến mức cuộc sống của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi cái sự hứa suông mà không làm của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại