Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tào Tháo và Lưu Bị đó là chỉ số AQ (chỉ số vượt khó, khả năng xoay chuyển trở ngại thành cơ hội).
Người có AQ cao khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn thường thể hiện ra một sự can đảm và dũng khí phi thường, ngược lại, những người có AQ thấp thường cho thấy sự sợ hãi, chần chừ, nửa vời, không dứt khoát.
Từ một góc độ nào đó mà nói, đối với một người làm chính trị, AQ thậm chí còn quan trọng hơn cả IQ và EQ. Bởi đấu tranh chính trị trước giờ luôn là cuộc chiến khốc liệt nhất, thất bại và khó khăn là chuyện không hiếm. Đặc biệt là ở thời kì Tam Quốc, nơi xưng bá tranh hùng, thất bại là có thể nói là thường như cơm bữa.
Nói đến đây, không thể không nhắc đấn hai đầu tàu thời kì tranh hùng này là Tào Tháo và Lưu Bị. Tào Tháo cả đời thắng nhiều nhưng thua cũng chẳng ít, điển hình là trận Quan Độ hay trận Xích Bích nổi tiếng.
Nhưng phải nói là tố chất tâm lý của Tào cực kì tốt, AQ chí cao, bất luận là gặp phải bao nhiêu sóng gió cũng đều không hề nao núng, nản lòng, vẫn luôn tỏ ra rất điềm tĩnh, rồi sau đó bắt đầu lại. Cũng chính vì vậy mà thành tựu của Tào Tháo cũng là lớn nhất.
Tào Tháo - bậc thầy dụng quân, nhiều phen biến nguy thành nan
Lấy trận Xích Bích ra làm ví dụ, tàu chiến và quân doanh của Tào Tháo đều đã bị bốc cháy, chỉ trong chốc lát khói bay mù trời. 20 vạn đại quân người chết, người bị thương, thất bại thảm hại, không những thống nhất Giang Nam trở nên khó khăn, ngay đến cả tính mạng e cũng khó giữ.
Chuyện này mà rơi vào Viên Thiệu, chắc đã tức mà chết đi sống lại rồi. Nhưng Tào Tháo vẫn cứ là Tào Tháo, dù già rồi, bại rồi nhưng khí chất anh hùng vẫn cứ ngời ngời.
Trong "Sơn dương công tái kí" có viết, Tào Tháo sau khi chạy thoát ra bằng đường Hoa Dung, thần sắc vẫn ngời ngời, dường như chưa hề trải qua một trận đại bại nào.
Đối diện với ánh mắt ngờ vực của mọi người, Tào Tháo vẫn bình tĩnh phân tích giúp đối thủ Lưu Bị, gợi ý rằng nếu phong tỏa nơi này, rồi cho một mồi lửa vào thì chỉ sợ đến xương cốt cũng không thể tìm thấy. Kết quả, Lưu Bị sau đó quả thực tới phóng hỏa, chỉ có điều lúc đó Tào Tháo đã chạy rồi.
Năm đó, Tào Tháo 53 tuổi, sau lần đại bại đó, ông vẫn sống thêm được 12 năm nữa. Trong quãng thời gian đó vẫn hừng hực khí thế 3 lần đánh xuống Giang Nam của Tôn Quyền, trong đó có 1 lần còn suýt lấy được mạng nhỏ của Tôn Quyền, sau đó còn Tây tiến đánh Mã Siêu, giành được Hán Trung, đến 65 tuổi mới chết vì tuổi già.
Có thể thấy, trận Xích Bích hoàn toàn không có một chút đả kích nào với Tào Tháo. Đối với ông mà nói, trận Xích Bích chẳng qua cũng là một lần thất bại mà thôi.
Tạo hình Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ
Còn Lưu Bị, năm Chương Vũ thứ 2, Lưu Bị bại dưới tay Tôn Quyền trong trận Di Lăng, bị lửa thiêu đốt doanh trại, bại không thể nào thảm hơn. Nhưng binh lực của Lưu Bị khi đó tổng cộng chỉ có 4 vạn quân, so với tổn thất của Tào Tháo ở trận Xích Bích thì cũng không đáng là bao.
Hơn nữa, Lưu Bị vẫn còn cả một "nhà giàu" Ích Châu làm hậu thuẫn, nghỉ ngơi một thời gian, án binh bất động hoàn toàn có thể lật lại được thế cờ, lấy lại uy phong.
Nhưng AQ của vị Lưu Hoàng Thúc này lại quá thấp, đối mặt với khó khăn liền bị đả kích, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và ngã bệnh. Gắng gượng thêm được một khoảng thời gian nữa thì qua đời, để lại đứa con bản lĩnh bình bình là Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng nuôi nấng thành người.
Vì vậy, điểm khác biệt lớn nhất giữa Tào Tháo và Gia Cát Lượng chính là khả năng ứng phó với nghịch cảnh, bởi lẽ đối với một chính trị gia, thiếu sót về mặt IQ đã có các quần thần bù đắp, nhưng AQ thì lại chẳng có ai giúp bạn bù được.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về quan điểm này?