Ngoài dấu chân của phi hành gia Neil Armstrong, Mặt Trăng còn có gần 200 tấn rác và 96 túi chất thải con người

Duy Huỳnh |

Cứ cách một lần thám hiểm, lại có thêm một phần rác thải được con người bỏ lại trên Mặt Trăng. Và con số này hiện đang là 187,4 tấn.

Đã suýt soát 50 năm kể từ khi tàu Apollo 1 đổ bộ lên bề mặt Mặt Trăng, thực hiện bước tiến đầu cho việc chinh phục Mặt Trăng của loài người. Tuy nhiên, cũng kể từ thời điểm này, con người đã bắt đầu thám hiểm sâu hơn và để lại bãi phế liệu khổng lồ lên Mặt Trăng.

Theo Sciencealert, kể từ thời điểm lịch sử 20/7/1969 đến tháng 12/1972, NASA đã trở lại Mặt trăng 5 lần để tiến hành các cuộc thí nghiệm và thử nghiệm các giới hạn du hành trong không gian, cùng một số thử nghiệm khác. Cứ cách một lần, lại có thêm một phần rác thải được bỏ lại trên Mặt Trăng. Và con số này hiện đang là 187,4 tấn.

Ngoài dấu chân của phi hành gia Neil Armstrong, Mặt Trăng còn có gần 200 tấn rác và 96 túi chất thải con người - Ảnh 1.

Trong lần du hành thứ 6, NASA đã để lại tổng cộng 809 vật thể trên Mặt Trăng.

Điều này xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, lý do chính là việc thu hồi các vật thể sót lại trên bề mặt tốn quá nhiều thời gian, trong khi mục đích chính của các phi hành gia là thu thập mẫu đất đá và quặng.

Chưa kể, mô-đun hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng khá nhỏ và chỉ mang được một khối lượng mẫu vật nhất định. Do đó, các phi hành gia phải chọn để lại rác thải và lấy các mẫu vật.

Trong lần du hành thứ 6, NASA đã để lại tổng cộng 809 vật thể trên Mặt Trăng bao gồm các thiết bị khoa học quan trọng lẫn những vật dụng không còn dùng đến.

Cùng với những vật thể nhân tạo do Nga để lại trong chương trình nghiên cứu Mặt Trăng Luna, tổng cộng khoảng 187,400kg rác bị con người để lại trên bề mặt Mặt Trăng.

Sau 6 lần du hành lên Mặt Trăng, giới chuyên môn đã liệt kê một danh sách mà phi hành đoàn Apollo đã để lại, bao gồm: 15.200kg phương tiện thám hiểm chuyên dụng, 4,672 kg bệ phóng tàu, 6 lá cờ Mỹ, 4 thiết bị phản xạ ánh sáng, 96 túi chất thải của con người.

Ngoài ra còn có các tấm chăn giữ nhiệt của phi hành gia, khăn ướt đã qua sử dụng, các gói đồ ăn không gian trống rỗng, cũng như một số xe thám hiểm Mặt Trăng quá nặng để mang trở về.

Ngoài dấu chân của phi hành gia Neil Armstrong, Mặt Trăng còn có gần 200 tấn rác và 96 túi chất thải con người - Ảnh 3.

Phi hành gia Charles Duke đã để lại một bức ảnh gia đình mình bọc trong giấy bóng kính.

Dẫu vậy, cũng có những vật kỷ niệm mang ý nghĩa được để lại Mặt Trăng. Trong sứ mệnh Apollo 15, một bức tượng phi hành gia cao chưa đầy 8 cm bằng nhôm đã được đưa lên, để tưởng niệm tất cả các phi hành gia hy sinh trong công cuộc thám hiểm vũ trụ. Phi hành đoàn của Apollo 11 để lại một đĩa nhôm ghi những lời chúc tốt đẹp từ 73 nhà lãnh đạo của thế giới.

Khi tàu Apollo 16 đổ bộ lên Mặt Trăng năm 1972, phi hành gia Charles Duke đã để lại một bức ảnh gia đình mình bọc trong giấy bóng kính. Ngoài ra còn một chiếc lông lấy từ con chim ưng tên Baggin thuộc Không quân Mỹ, biểu tượng của NASA trong nhiều năm.

Đặc biệt nhất là trường hợp của nhà địa chất học Eugene Shoemaker. Tro cốt của ông đã được đưa lên Mặt Trăng và đặt trong một chiếc hũ cấu thành từ polycarbonate (nhựa dẻo) và nhôm. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã luôn mơ ước được đặt chân lên mặt trăng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại