Trong triết học biện chứng duy vật có quan điểm cho rằng, chỉ có thông qua những thay đổi liên tục về lượng thì cuối cùng mới xảy ra những thay đổi về chất. Cũng giống như việc kiếm tiền vậy. Kiếm tiền trong một khoảng thời gian chưa chắc đã khiến bạn trở nên giàu có. Tuy nhiên nếu bạn tiếp tục cải thiện khả năng kiếm tiền và kiên trì làm việc thì sau một thời gian sẽ tích luỹ được tài sản nhỏ.
Tương tự như vậy, việc một người có hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời hay không cũng liên quan đến biểu hiện của họ ở tuổi trung niên. Nếu bạn phát triển những thói quen tốt, bạn sẽ không lo lắng khi về già. Ngược lại, nếu bạn cư xử không tốt, có thói quen xấu thì tai hoạ sẽ giáng xuống về sau.
Tất cả các phước lành không thể được thu thập trong một ngày. Tất cả bi kịch không thể xảy đến trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, nếu bạn muốn hạnh phúc cả đời, bạn chỉ có thể sắp xếp mọi thứ càng sớm càng tốt. Đó bao gồm việc chăm sóc sức khoẻ, đầu tư cho bản thân, chăm sóc những người thân yêu, làm việc kiếm tiền,…
Người bình thường có sống tốt những năm tháng cuối đời hay không, câu trả lời đã có ở tuổi 55.
Đối với hầu hết mọi người, tuổi 55 là một giai đoạn nhạy cảm. Bởi vì các vấn đề về thể chất, mâu thuẫn gia đình, tiền bạc và các vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống sẽ dần xuất hiện.
Chẳng hạn như xung đột gia đình. Khi con cái còn nhỏ sẽ chẳng có mâu thuẫn với cha mẹ. Nhưng khi chúng lớn lên, cha mẹ già yếu đi, những đứa trẻ ngày nào buộc phải ra ngoài xã hội làm việc kiếm tiền. Lúc này, con cái không còn nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ nữa, có thể cãi lời, bất đồng trong cách giải quyết các vấn đề. Mối quan hệ hoà thuận bỗng trở nên căng thẳng. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác trong gia đình, tạo nên hiệu ứng dây chuyền.
Có một câu chuyện sau khiến chúng ta phải thức tỉnh:
Một người đàn ông trung niên 50 tuổi chạy đôn chạy đáo làm việc bên ngoài chỉ để kiếm tiền mua nhà cửa cho con cái. Ông mong muốn các con có cuộc sống sung túc, luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Vì thực hiện mục tiêu trên nên ông đã biến mình thành "cỗ máy kiếm tiền". Ông không biết quý trọng sức khoẻ của mình nên cuộc sống ngày càng đau khổ. Người đàn ông cho rằng mình có thể gánh vác mọi thứ nhưng không ngờ bệnh tật bắt đầu ập tới. Trong một lần xuống cầu thang, ông ngã xuống. May mắn thay, ông được đưa đến bệnh viện kịp thời nên giữ được mạng sống.
Thế nhưng kể từ đó trở đi, ông chỉ có thể nằm trên giường, cần người khác chăm sóc, mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân.
Tuổi trung niên suy nghĩ nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân quá nhiều, không quan tâm đến sức khoẻ thì khi về già sẽ không có kết quả tốt. Sau tuổi 55, gia đình bạn xuất hiện những vấn đề sau thì hậu vận sẽ không tốt.
1. Các thành viên trong gia đình cãi vã thường xuyên
Gia đình hoà thuận, mọi điều sẽ thịnh. Còn gia đình bất hoà đương nhiên sẽ khiến mâu thuẫn dâng cao, tài vận xuống dốc.
Các thành viên trong gia đình không thể đứng ngoài cuộc khi có một vấn đề nào đó xảy ra. Nếu có bất kỳ tai ương nào trong gia đình, mọi thành viên đều gánh chịu hậu quả dù ít dù nhiều. Một gia đình xung đột triền miên không thể mang đến cho cha mẹ già cuộc sống hạnh phúc, bình an trong những năm tháng cuối đời.
2. Tiền tiết kiệm không đủ để đối phó với những rủi ro
Chúng ta khó thoát khỏi sự cám dỗ của đồng tiền. Nhiều người gục ngã vì thiếu tiền, nhiều gia đình "tan đàn xẻ nghé" vì không có tiền giải quyết những rắc rối gặp phải.
Bạn thử nghĩ xem cuộc sống luôn có những điều phát sinh, chẳng hạn như bệnh tật ập tới, mua một món đồ giá trị lớn cấp thiết hay cho con học ở ngôi trường tốt. Đây là những lúc cần dùng đến tiền tiết kiệm nhưng nếu thiếu tiền, bạn sẽ không thể đáp ứng nổi. Như vậy chẳng phải sẽ rất bí bách, túng quẫn sao?
Trong thế giới vật chất này, tiết kiệm là niềm tin và nền tảng của mọi người, của mọi gia đình. Người có kinh tế ổn định sẽ không bất hạnh khi về già. Một người giàu có cũng sẽ mang lại cho các thành viên trong gia đình cảm giác an toàn, đủ đầy.
3. Sống trong lo lắng, u sầu
Khi đến một độ tuổi nhất định, con người thường có nhiều suy nghĩ linh tinh, hay nghi ngờ người khác. Trên thực tế, bạn càng nghi ngờ, lo lắng, bạn càng rối trí, mệt mỏi, mất niềm tin.
Hãy cố gắng giữ bình yên trong lòng, bĩnh tĩnh xử lý. Còn nếu bạn đang trong trạng thái bực bội, cáu kỉnh sẽ chẳng giải quyết được việc gì. Lo lắng, u sầu cũng không giúp được gì, chỉ khiến mọi việc thêm rối ren.