Theo những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vụ phun trào núi lửa ở Indonesia năm 2018 đã tạo ra sóng thần trong thời gian ngắn có độ cao từ 330 đến 492 feet ( tương đương 100 - 150 m), và nếu bở biển Indonesia gần với núi lửa Anak Krakatoa thì có lẽ thảm họa đã khủng khiếp hơn gấp nhiều lần.
Khi núi lửa Anak Krakatoa phun trào vào ngày 22/12/2018, nó đã gây ra một trận lở đất và tạo ra một cơn sóng thần nguy hiểm ở eo biển Sunda của Indonesia.
Khoảng một giờ sau khi phun trào, những con sóng cao từ 5 đến 13 m đã đập vào bờ biển Java và Sumatra gần đó, tại một số nơi chúng đã tiến sâu vào đất liền 330 m. Trận sóng thần đó khiến cư dân hoàn toàn mất cảnh giác và dẫn đến cái chết của 427 người.
Nhưng kích thước thực sự của sóng thần được gây ra ngay sau khoảnh khắc của trận lở đất vẫn còn là một ẩn số.
Trong nghiên cứu mới được công bố trên Ocean Engineering các nhà khoa học mới tìm được câu trả lời cho sự kiện hiếm gặp này, trong nhưng phút giây đầu tiên mới được hình thành, cơn sóng thần này có một kích thước cực kì khủng khiếp và xứng đáng được coi là một siêu sóng thần.
Nghiên cứu mới này được dẫn đầu bởi Mohammad Heidarzadeh, trợ lý giáo sư kỹ thuật dân dụng tại Đại học Brunel, cho thấy thảm họa có thể tồi tệ hơn nhiều nếu bờ biển Indonesia nằm gần núi lửa Anak Krakatoa. Mô phỏng trên máy tính cho thất, kích thước ban đầu của cơn sóng thần này cao khoảng 100 - 150 m.
Việc tìm ra kích thước ban đầu của cơn sóng thần này có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm ra đáp án cho câu hỏi liệu đã có bao nhiêu dung nham đã được trào ra từ miệng núi lửa.
Từ những bức ảnh của núi lửa Anak Krakatoa sau thảm họa cho thấy, ngọn núi đã bị mất đi một phần rất lớn, ước tính nó đã phun trảo khoảng 150-170 m khối dung nham xuống dưới biển.
"Khi một lượng lớn dung nham rơi xuống biển, chúng sẽ gây ra sự dịch chuyển của mặt nước", ông Heidarzadeh cho biết. "Tương tự như ném đá vào bồn tắm, nó gây ra sóng và làm dịch chuyển nước. Trong trường hợp của Anak Krakatoa, chiều cao của sự dịch chuyển nước gây ra bởi dung nham là hơn 100 m".
Heidarzadeh và các đồng nghiệp đã sử dụng các mô hình máy tính để mô phỏng kích thước của sóng thần. Họ cũng sử dụng dữ liệu mực nước biển được thu thập từ năm địa điểm khác nhau gần núi lửa để xác thực các mô phỏng.
Mô hình tốt nhất đã chỉ ra cường độ cực đại của cơn sóng thần kéo dài trong khoảng 6 đến 9 phút sau khi phun trào, lúc đó cơn sóng thần này đã tạo ra năng lượng tương đương với trận động đất mạnh 6.0 độ richter. Chiều dài của sóng được ước tính là giữa 1,5-2 km
Nhưng thật may mắn, cơn siêu sóng thần này đã nhanh chóng bị suy yếu bởi tác động kết hợp của trọng lực và ma sát.
Khi trọng lực kéo phần lớn nước xuống, nó tạo ra ma sát dọc theo đáy biển khiến cho cơn sóng thần này bị co lại đáng kể, nhưng khi tiến vào bờ biển Java và Sumatra, nó vẫn để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơn sóng thần này vẫn cao 80 m khi nó tấn công một hòn đảo không có người ở cách Anak Krakatoa vài km.
Và nếu có một hòn đảo cách trung tâm vụ phun trào khoảng 5km, nó sẽ bị tấn công bởi cơn sóng thần có chiều cao đạt khoảng từ 50 đến 70 m.
Trong tương lai, Heidarzadeh có kế hoạch hợp tác với Viện Khoa học Indonesia (LIPI) và Cơ quan Đánh giá và Ứng dụng Công nghệ (BPPT) để phát triển kế hoạch ứng phó sóng thần mới cho khu vực.
Anak Krakatoa là một ngọn núi lửa cực kì "đỏng đảnh", vào năm 1883, một vụ phun trào của nó đã tạo ra một cơn sóng thần cao khoảng 42 m khi nó đổ bộ vào bờ biển, dẫn đến 36.000 người chết.