Nghi vấn thiết bị quân sự Mỹ liên quan đến tình trạng cá voi mắc cạn

Hà Linh |

Người dân gần khu vực huấn luyện, thử nghiệm của quân đội Mỹ tại Guam và quần đảo Bắc Mariana quan ngại về ảnh hưởng của quân sự đối với môi trường biển. Đặc biệt là tình trạng cá voi mắc cạn nghi ngờ do thiết bị định vị dưới mặt nước bằng âm thanh gây ra.

Một con cá voi mũi khoằm Cuvier mắc cạn. Ảnh: FLPA

Một con cá voi mũi khoằm Cuvier mắc cạn. Ảnh: FLPA

Tờ Guardian (Anh) cho biết khu vực Huấn luyện và Thử nghiệm quần đảo Mariana (MITT) là nơi mang vị trí chiến lược với Bộ Quốc phòng Mỹ. Lầu Năm Góc thường thử nghiệm vũ khí mới và huấn luyện với hỏa lực thật tại đây.

Kể từ năm 1998, nhà sinh vật học biển tại Sở Nông nghiệp Guam - Brent Tibbatts đã ghi nhận 30 trường hợp động vật biển có vú mắc cạn. Nếu tính từ năm 2010 thì có 13 trường hợp.

Thời gian các con vật mắc cạn và khoảng cách gần với thiết bị định vị dưới nước bằng âm thanh của quân đội khiến ông Brent Tibbatts tin rằng chúng có liên quan.

Nghi vấn thiết bị quân sự Mỹ liên quan đến tình trạng cá voi mắc cạn - Ảnh 1.

Đảo Guam nhìn từ tàu USS Theodore Roosevelt của Mỹ. Ảnh: Getty Images

Ông Tibbatts còn đề cập đến trường hợp năm 2015 khi một con cá voi mũi khoằm Cuvier mắc cạn rồi chết. Ban đầu quân đội Mỹ phủ nhận việc sử dụng thiết bị định vị dưới nước bằng âm thanh nhưng sau đó buộc phải thừa nhận khi xuất hiện đoạn video trong đó có tiếng của thiết bị này.

Vào tháng 2/2020, một đội nghiên cứu tại Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) và Viện Hải dương học Scripps (Mỹ) đã công bố nghiên cứu về mối liên hệ giữa sóng âm tần số trung của hải quân với các voi mắc cạn tại quần đảo Mariana.

Nghiên cứu này tập trung vào 11 trường hợp cá voi mắc cạn trong khoảng thời gian từ 2006-2019 bao gồm 3 con cá voi mũi khoằm Cuvier và 8 con cá voi mõm khoằm. Loài cá voi mũi khoằm Cuvier có thể lặn sâu dưới nước trong nhiều giờ đồng hồ.

Đội ngũ các nhà khoa học phát hiện 3 trường hợp cá voi mắc cạn trong vòng 6 ngày quân đội Mỹ sử dụng thiết bị định vị dưới mặt nước bằng âm thanh trong huấn luyện chống tàu ngầm. Điều này tương tự trường hợp cá voi mõm khoằm mắc cạn ở nhiều khu vực trên thế giới sau hoạt động chống tàu ngầm.

Có giả thiết cho rằng thiết bị định vị bằng âm thanh khiến cá voi phải nổi lên mặt nước quá nhanh rồi mắc bệnh giảm áp.

Về phía Hải quân Mỹ, người phát ngôn Hạm đội Thái Bình Dương - Thượng úy James Adams cho biết: “Cá voi mắc cạn vì nhiều lý do, bao gồm cả nguyên nhân tự nhiên”.

Hải quân Mỹ không công bố số cuộc tập trận chống tàu ngầm lực lượng này tiến hành tại quần đảo Mariana trong 24 tháng qua.

Tuy nhiên, Thượng úy James Adams bổ sung rằng hải quân đã huấn luyện với sóng âm trong hơn 70 năm qua tại khu vực với tác động không đáng kể đến môi trường biển.

Ông James Adams cũng nhấn mạnh hải quân Mỹ đã theo sát các hướng dẫn nghiêm ngặt và thực hiện biện pháp bảo vệ để tránh ảnh hưởng đến môi trường biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại