Nghe lời chuyên gia, người nông dân gửi bảo vật gia truyền vào bảo tàng nhờ trông giữ hộ: 10 năm sau hối hận không kịp!

Tiểu Ngọc |

Lấy lý do gia đình này không có điều kiện bảo quản vật báu, bảo tàng đã tới đưa ra đề nghị cất giữ miễn phí giúp họ. Song kết quả sau đó lại không ai ngờ tới.

Những ai yêu thích phim cổ trang Trung Quốc chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với hình ảnh tất cả các nhân vật trong phim đều phải quỳ xuống mỗi khi thánh chỉ của nhà vua được đọc lên. Điều này đã thể hiện được quyền lực tuyệt đối của thánh chỉ - lệnh của vua trong bối cảnh triều đại phong kiến.

Vì là vật được chọn để ghi lại mệnh lệnh của vua nên bản thân thánh chỉ cũng được chế tạo vô cùng tinh xảo. Thánh chỉ được phân loại theo các cấp bậc: Loại cao quý nhất (nhất phẩm thánh chỉ) có trục được chế tác bằng ngọc bích, loại thứ hai (nhị phẩm) dược làm từ sừng tê giác đen, tam phẩm là trục dát vàng, cuối cùng, loại thấp nhất sử dụng sừng đen.

Thánh chỉ đều được làm bằng lụa tơ tằm loại tốt nhất, bên trên được thêu hoa văn là mây và chim hạ với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế mà lộng lẫy.

Nghe lời chuyên gia, người nông dân gửi bảo vật gia truyền vào bảo tàng nhờ trông giữ hộ: 10 năm sau hối hận không kịp! - Ảnh 1.

Cảnh truyền thánh chỉ thường thấy trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Nguồn: Sohu

Trương Chấn Hoa là một nông dân ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Tuy hiện tại ông có một cuộc sống rất bình thường nhưng những người dân trong vùng không ai không biết thân phận thật sự của ông: Trương Chấn Hoa chính là hậu duệ của Trương Bằng Trình, một vị phó tướng quân của nhà Minh.

Khi nhà Thanh thay thế nhà Minh, gia đình họ Trương bằng bản lĩnh của mình vẫn làm quan trong triều đến bảy đời.

Song sau biết bao thăng trầm lịch sử, hậu duệ sau này của họ đều là những người nông dân bình thường. Tuy nhiên, với quá khứ huy hoàng như vậy, rất nhiều bảo vật của tổ tiên khi xưa vẫn được người Trương gia giữ gìn.

Đặc biệt, nhà họ Trương vẫn còn lưu giữ được 9 đạo thánh chỉ có niên đại từ triều Minh đến nay. Thực tế lẽ ra họ có đến 15 đạo, nhưng đáng tiếc 6 đạo còn lại đã thất lạc trong các cuộc chiến loạn sau này.

Số phận 9 đạo thánh chỉ

Trước đó không ai biết gia đình họ Trương hàng xóm lại có gia thế hiển hách như vậy bởi từ trước tới nay họ chỉ yên lặng giữ gìn vật gia truyền của mình. Chỉ đến đời Trương Chấn Hoa, ông không ngại ngần mà kể cho tất cả mọi người mình đang giữ một kho báu lịch sử văn hóa vô giá.

Nghe lời chuyên gia, người nông dân gửi bảo vật gia truyền vào bảo tàng nhờ trông giữ hộ: 10 năm sau hối hận không kịp! - Ảnh 3.

Thánh chỉ trong buổi triển lãm. Nguồn: Sohu

Sau khi tin tức 9 đạo thánh chỉ của hoàng đế được truyền ra, người tới gõ cửa nhà Trường Đĩnh Hoa đầu tiên chính là giới buôn đồ cổ.

Tại thời điểm 1990, những tay buôn đồ cổ này đã đưa ra mức giá ngất trời 500.000 NDT/đạo tương đương khoảng 1,7 tỷ VND. Nếu Trương Chấn Hoa bán tất cả số thánh chỉ mình có, ông sẽ lập tức trở thành tỷ phú. Tuy nhiên vì đây là vật gia truyền của gia đình, ông quyết định giữ lại.

Sau khi giới buôn đồ cổ rời đi, đến lượt các bảo tàng xuất hiện. Họ lấy lý do gia đình Trương Chấn Hoa không có điều kiện bảo quản chiếu chỉ của vua mà đưa ra đề nghị cất giữ miễn phí, quyền sở hữu của thánh chỉ vẫn thuộc nhà họ Trương. Sau khi hai bên bàn bạc kỹ lưỡng, 9 thánh chỉ này chính thức được đặt trong Phòng triển lãm di tích văn hóa chùa Ngỗng, Tây An.

Nghe lời chuyên gia, người nông dân gửi bảo vật gia truyền vào bảo tàng nhờ trông giữ hộ: 10 năm sau hối hận không kịp! - Ảnh 5.

Cận cảnh hoa văn trên thánh chỉ. Nguồn: Sohu

Thế nhưng 10 năm sau, một tin tức không vui đã đến với nhà họ Trương: 9 đạo thánh chỉ đã mất đi 2. Hóa ra một khu du lịch địa phương đã làm mất chiếu chỉ của Gia Khánh Hoàng đế (1760- 1820) và Đạo Quan Hoàng đế (1820- 1850) sau khi mượn chúng từ Phòng triển lãm. Trương Chấn Hoa đã khởi kiện khu du lịch này ra tòa và yêu cầu bồi thường 400.000 NDT (1,36 tỷ VND).

Tuy nhiên, phiên tòa lại diễn ra không theo ý muốn của Trương Chấn Hoa. Các chuyên gia giám định trong nước cho rằng mặc dù thánh chỉ vô cùng quý giá nhưng điều kiện bảo quản của gia đình Trương Chấn Hoa không tốt đã dẫn đến thánh chỉ bị hư hại nghiêm trọng.

Nếu tính giá trị thật sự sẽ chỉ còn lại 90.000 NDT/đạo (319 triệu VND). Như vậy, tổng số tiền bồi thường chỉ có 638 triệu VND. Thất vọng với kết quả này, sau vụ kiện, Trương Chấn Hoa đã đòi lại 7 đạo thánh chỉ mang về gia đình cất giữ.

Bài viết tham khảo từ Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại