Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký”

Hằng Phương |

Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ cảm thấy rằng cuộc sống của bạn càng ngày càng giống một bộ “Tây Du Ký”: Áp lực như Ngộ Không, bụng phệ như Trư Bát Giới, đầu hói như Sa Tăng, nhiều lời như Đường Tăng, chín chín tám mươi mốt những khó khăn phải vượt qua không thiếu một cái nào, và quan trọng nhất là bạn cách “Tây Thiên” càng ngày càng gần.

- Áp lực của Ngộ Không: Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kýlà đại sư huynh, hay thực chất giống như người chủ trong gia đình.

Trên đường đi lấy kinh, bảo vệ Đường Tăng là anh ta, chịu trách nhiệm hóa duyên là anh ta, đến thu dọn “rác” cũng là anh ta.

Anh ta gánh trên vai tất cả các trách nhiệm, sư phụ biến mất, các sư đệ lúc nào cũng chỉ có một câu: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt đi rồi”, anh ta là chỗ dựa cho tất cả mọi người, thế nhưng bản thân anh ta lại không có ai để có thể dựa dẫm được cả.

- Bụng phệ của Trư Bát Giới: Trư Bát Giới bị phạt xuống trần gian, hình dáng con người là một chàng trai sáng sủa khỏe mạnh, làm việc cho Cao lão trang chủ để sống qua ngày, nhờ tính chăm chỉ chịu thương chịu khó, anh ta rất được trang chủ yêu quý.

Thế nhưng, từ khi bước vào con đường lấy kinh, Bát Giới trở nên tham ăn lười làm, không bao giờ ngược đãi bản thân, vì thế bụng của anh ta càng lúc càng to lên.

- Đầu hói của Sa Tăng: Có lần đọc được một đoạn hỏi về tại sao Sa Tăng bị hói đầu, có người trả lời rằng là vì suy nghĩ nhiều.

Trên đường đi lấy kinh, Sa Tăng là người luôn suy nghĩ nhiều nhất, suy lo hoàn thành công việc của mình, lo trông nom Đường Tăng để không bị mềm lòng trước những lời đường mật của yêu quái, lo khuyên bảo nhị sư huynh đừng gây chuyện thị phi.

- Sự nhiều lời của Đường Tăng: Mọi người đều biết, trong “Tây Du Ký”, Đường Tăng là người nhiều lời nhất.

Gặp yêu quái khi khuyên buông đao quy Phật, không găp yêu quái thì khuyên khuyên giải giải các đồ đệ, dường như không bao giờ nói hết chuyện, hay không bao giờ giảng hết đạo lý.

Thế nhưng, bản thân anh ta nói tràng giang đại hải, nhưng người nghe họ lại không muốn nghe.

Ngẫm mới thấy, đàn ông càng trưởng thành, càng sống giống các nhân vật trong “Tây Du Ký” - Ảnh 1.

Khi đến tuổi trung niên, bạn sẽ phát hiện ra rằng “nhiều lời” không còn là đặc quyền của phụ nữ nữa, bản thân mình không biết từ lúc nào cũng bắt đầu hay kêu ca phàn nàn rồi.

Kêu ca công việc mệt mỏi, áp lực gia đình, áp lực cuộc sống, áp lực từ những mối lo lắng về hôn nhân, về sức khỏe cha mẹ già đến tương lai của con cái…

Tự thấy rằng mình đã làm tròn hết trách nhiệm của một người chồng, người cha, người con là đã thỏa mãn tất cả mọi người, thế nhưng cuối cùng người cảm thấy thỏa mãn chỉ có mỗi bản thân mình thôi.

Các khoản nợ nhà, nợ xe, rồi các khoản tiền học của con cái,… đã trở thành những mối nguy cơ “khủng hoảng tuổi trung niên”.

Người đàn ông sống trên đời có mấy ai không vừa vác gánh nặng trên vai vừa bước về phía trước, gánh vác gia đình, trách nhiệm và ước mơ, vượt qua gian nan thử thách để tiếp tục đối mặt với chín chín tám mươi mốt khó khăn đời người.

Để rồi, nhà và xe vẫn cố gắng kiếm, vợ và con vẫn cố gắng để có cuộc sống sung túc.

Xét cho cùng, thế giới này ngoài sự sống và cái chết, mọi chuyện đều là chuyện nhỏ.

Thời bố mẹ chúng ra vào sinh ra tử cũng là vì con cái, vì thế nhiều người đã cố gắng thoát ly ra thành phố lớn lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, tất cả đều là vì muốn thế hệ sau, thế hệ con cái của mình có một cuộc sống tốt hơn, được học trường tốt hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại