Ngộ Không quật đổ cây nhân sâm
Trong lúc kể chuyện "Tây Du Ký" cho cháu gái nghe, bà nội bỗng nhiên dừng lại hỏi: "Cháu có biết tại sao nước Cam Lộ của Bồ Tát là cách duy nhất có thể cứu sống cây nhân sâm bị Tôn Ngộ Không quật đổ không?"
Cháu gái lắc đầu, nói: "Bà ơi, bà kể cho cháu nghe đi, là tại sao ạ?"
Người bà chậm rãi giải thích cho cháu nghe chi tiết thú vị này, bắt đầu từ việc thầy trò Đường Tăng trên đường đi lấy kinh đã đi ngang qua Ngũ Trang quán của Trấn Nguyên đại tiên.
Vì thấy có khách quý đến nhà, Trấn Nguyên đại tiên đã sai hai tiên đồng trong nhà đi hái nhân sâm trong vườn mời Đường Tăng ăn.
Nhân sâm là một loại trái cây vô cùng quý hiếm, phải mất 10.000 năm mới khai hoa kết trái, trong khắp thiên hạ, chỉ có Ngũ Trang quán mới có loài cây này.
Một cảnh trong phim Tây Du Ký, tập ăn trộm nhân sâm.
Tuy nhiên, vì nhân sân có hình hài giống một em bé sơ sinh nên vừa nhìn thấy, Đường Tăng đã kiên quyết từ chối. Thấy vậy, hai tiên đồng liền lén chia nhau ăn hết.
Việc này ngay sau đó bị Trư Bát Giới phát hiện. Bát Giới liền bảo với Tôn Ngộ Không đi hái trộm nhân sâm về nếm thử xem mùi vị ra sao.
"Cháu có biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo không?" – người bà ngừng kể chuyện, quay sang hỏi cô cháu gái.
"Tôn Ngộ Không đã đi ăn trộm nhân sân phải không bà?" – cô cháu gái trả lời bà bằng một câu hỏi ngược lại.
"Đúng rồi!"
Tuy nhiên việc Ngộ Không hái trộm nhân sâm đã bị hai vị tiên đồng phát giác. Họ đã mắng nhiếc thầy trò Đường Tăng không ra gì khiến Ngộ Không nổi giận. Nửa đêm hôm đó, Ngộ Không đã ra tay quật đổ cây quý trong vườn của Trấn Nguyên đại tiên.
Hành động này của Tôn Ngộ Không đã khiến cho Trấn Nguyên đại tiên vô cùng tức giận. Ông liền hạ lệnh cho người bắt trói bốn thầy trò Đường Tăng lại và muốn trừng phạt Đường Tăng.
Cảnh trong phim Tây Du Ký - Tôn Ngộ Không đi tìm cách cứu cây nhân sâm.
Không còn cách nào khác, Tôn Ngộ Không đành phải vội đến chốn Bồng Lai tiên cảnh tìm ba vị tam tinh Phúc Lộc Thọ, đến Phương trượng tiên sơn tìm Đế Quân rồi đến tận Doanh Châu hải đảo tìm cửu tiên để cầu cứu nhưng lần nào cũng bị từ chối vì chẳng ai có thể giúp.
Tất cả đều nói rằng cây nhân sâm là cây tiên, lại thuộc sở hữu của Trấn Nguyên Tử, họ không có cách nào giúp được.
Cuối cùng, Tôn Ngộ Không đành phải đi tìm gặp Bồ Tát, cầu xin người giúp mình một phen.
Triết lý từ thứ nước Cam Lộ của Bồ Tát
Bồ Tát nghe xong câu chuyện Ngộ Không kể, liền buông lời trách: "Nhà ngươi thật là một con khỉ không biết điều. Trấn Nguyên Tử là ông tổ của đất tiên, đến ta còn phải kính nể ba phần, vậy mà ngươi dám quật đổ cây tiên của người ta."
Cô cháu gái nghe đến đây liền sốt sắng hỏi: "Bà ơi, vậy Bồ Tát có thể làm cho cây nhân sâm sống lại được không?"
Người bà đáp: "Nước Cam Lộ trong bình Ngọc Tĩnh của Bồ Tát có thể cứu sống cây."
Rồi bà tiếp tục kể, rằng Bồ Tát đã dùng một cành cây dương liễu, nhúng vào bên trong bình Ngọc Tĩnh để lấy nước Cam Lộ, viết lên lòng bàn tay Ngộ Không một câu chú giúp cây nhân sâm hồi sinh.
Làm xong, Bồ Tát dặn Ngộ Không đem bùa này về đặt dưới gốc cây. Không lâu sau, cây nhân sâm đã trở nên tươi xanh trở lại. Ngộ Không vội đỡ cây lên, trong nháy mắt cành lá đã tươi tốt, thậm chí trên cây còn có sẵn 23 quả nhân sâm quý giá.
Tại sao nước Cam Lộ của Quan Âm Bồ Tát lại có khả năng thần kỳ như vậy?
Ảnh minh họa.
Tương truyền Bồ Tát khi tu luyện trong nhân gian đã trải qua không ít khổ đau của nhân thế. Một hôm, Phật Tổ đã đưa cho người một chiếc bình ngọc và dặn cần phải tu luyện đến khi hoa nở trong bình, lúc đó mới thực sự thành chính quả, phép thuật vô biên.
Bồ Tát là hiện thân của từ bi, nước Cam Lộ trong bình ngọc có sức mạnh của lòng từ bi ấy.
"Tuy nhiên, phải là nước Cam Lộ được giữ trong bình Ngọc Tịnh và sử dụng cành dương liễu để lấy nước ra, phải là ba thứ này kết hợp mới có thể cứu được cây nhân sâm bị Ngộ Không quật đổ." – Người bà dừng lại giải thích thêm cho cô cháu gái.
"Hay nói cách khác, phải có 3 yếu tố trên hợp lại mới có thể phát huy sức mạnh vô biên."
Nước Cam Lộ là thứ nước thuần khiết, thanh mát, sạch sẽ và thơm tho, là tượng trưng cho lòng từ bi hay chính là chữ "Thiện."
Cành dương liễu: Là một cành cây mềm mại có thể tùy cơ ứng biến nhưng không chịu sự bó buộc, hạn chế. Cành dương liễu tươi có tính đàn hồi tốt, tượng trưng cho tính nhẫn nại và chịu đựng hay chính là chữ "Nhẫn".
Bình Ngọc Tịnh là loại bình chỉ có trong phật giới, là thứ vô cũng thuần tịnh, tượng trưng cho chữ "Chân".
Nếu không có đủ ba yếu tố "Chân, Thiện, Nhẫn", thật khó để cứu độ chúng sinh, giúp đỡ mọi người.
Một người có tấm lòng từ thiện, muốn giúp đỡ người khác nhưng không thể nhẫn nhịn, không có khả năng chịu khổ thì làm sao có thể giúp được con người trong thiên hạ đến cùng?
Trái lại, có khả năng nhẫn nhịn, có ý chí kiên cường nhưng lại thiếu mất thiện tâm thì làm sao có thể bắt tay vào việc cứu nhân độ thế?
Vậy mới thấy, thần dược cứu sống cây nhân sâm nói riêng và thần dược cho tất cả mọi người nói chúng chính là thứ xuất phát từ các yếu tố Chân, Thiện, Nhẫn ở trong chính chúng ta.
Chỉ mang theo chữ thiện, có lòng từ bi bác ái, chữ thiện đó lại được nuôi dưỡng trong đức tính chân thật và biết nhẫn nhịn, con người mới có thể giải phóng lòng từ bi, làm nên điều kỳ diệu ở đời.
Câu chuyện của bà nội giống như ba loại hạt giống Chân, Thiện, Nhẫn được gieo vào tận sâu thẳm tâm hồn của cô cháu gái, đi theo cô cùng năm tháng.
Sau này lớn lên, cô vẫn nhớ như in thông điệp nhân văn của câu chuyện mà bà nội đã kể cho mình nghe, câu chuyện về sức mạnh thần kỳ của tấm lòng từ thiện, chân thật và khả năng nhẫn nhịn trong cuộc sống.