Dưới đây là một vài mẫu xe bọc thép tiêu biểu do Philippines chế tạo trong nước.
MX-1 Kalakian
MX-1 Kalakian là chiếc xe thiết giáp chở quân (APC) bánh lốp 4x4 được phát triển bởi Steelcraft Industrial & Development Corporation có trụ sở ở Manila vào đầu những năm 2000. Đây là sự tiếp nối từ dự án Hari-Digma APC - Một mẫu APC cũng được thiết kế bởi Steelcraft từ thập niên 1990.
Hari-Digma APC
Nguyên mẫu MX-1 chính thức ra mắt vào tháng 12/2002. Hình dáng bên ngoài của xe rất giống với chiếc APC Simba do Anh sản xuất đang nằm trong trang bị của quân đội Philippines.
MX-1 có tháp pháo 1 người điều khiển, xe được bọc giáp dày khoảng 12 mm cho khả năng chống lại các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ, 2 cửa hông và 1 cửa sau cho phép triển khai binh lính một cách linh hoạt.
Hộp số và vài thành phần của MX-1 được cho là lấy từ các mẫu xe dân sự thương mại để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian phát triển.
Xe bọc thép Simba trong biên chế quân đội Philippines
Tháp pháo trên MX-1 có vẻ như là một phiên bản cải tiến từ tháp pháo trên xe bọc thép trinh sát V-150 Commando, cũng là loại APC đang có trong biên chế quân đội Philippines.
Những tháp pháo sửa đổi này do Floro International Corporation của Philippines tiến hành, chúng có hỏa lực tương đối mạnh bao gồm 1 đại liên 12,7 mm, 1 súng phóng lựu liên thanh 40 mm và 1 súng máy 7,62 mm.
Thiết kế còn cho phép xạ thủ có thể khai hỏa tất cả các loại vũ khí từ bên trong tháp pháo mà không phải lộ diện ra bên ngoài.
MX-1 Kalakian
MX-1 Kalakian lắp động cơ diesel 250 mã lực, cho tốc độ tối đa 120 km/h trên đường tốt. Tầm hoạt động ước đạt 500 km. Việc MX-1 có được vào biên chế quân đội Philippines hay không vẫn còn đang bỏ ngỏ.
MX-7 Gagamba
MX-7 Gagamba
MX-7 Gagamba (đôi khi còn được gọi là Spider) là một thiết kế sửa đổi từ mẫu xe bọc thép trinh sát Daimler Ferret Mk2 của Anh cũng do Steelcraft tiến hành.
Dự án được phát triển vào giữa những năm 2000 với hy vọng cho ra đời một mẫu xe trinh sát nội địa có giá thành thấp trong khi vẫn đảm bảo được những tính năng cần thiết.
Sự khác biệt lớn nhất giữa MX-7 với Daimler Ferret Mk2 là việc trang bị động cơ diesel mới và hộp số 5 cấp. Cửa sổ xe lắp kính chắn gió chống đạn cho khả năng quan sát tốt hơn nguyên bản.
Kíp lái trên MX-7 gồm 2 người: lái xe và xạ thủ. Tháp pháo do 1 người điều khiển, vũ trang bằng 1 súng máy M60 cỡ 7,62 mm cùng 6 ống phóng đạn khói ngụy trang.
Mặc dù chi phí sản xuất rẻ nhưng MX-7 lại có giá thành bảo trì đắt đỏ do các linh kiện của Daimler
Ferret Mk2 đã dừng sản xuất từ lâu, rất khan hiếm trên thị trường.
MX-8 Barako
MX-8 Mk1
MX-8 Armored Escort Vehicle cũng là một thiết kế khác của Steelcraft vào khoảng giữa những năm 2000 trong vai trò xe bọc thép hộ tống. MX-8 là sản phẩm nội địa 100% của Philippines với nhiều thành phần thương mại sẵn có.
Mẫu xe bọc thép bánh lốp 4x4 lắp tháp pháo 1 người điều khiển trang bị 1 súng máy 7,62 mm này có giá vào khoảng 6 triệu peso (tương đương 150.000 USD với tỷ giá vào thời điểm đó).
Steelcraft Industries cũng cho phép tùy biến cấu hình vũ khí trên MX-8 theo yêu cầu của quân đội Philippines. Các nguyên mẫu ban đầu (MX-8 Mk1) đã được thử nghiệm với súng máy 7,62 mm M60 hoặc M134 "minigun", súng phóng lựu liên thanh hay đại liên cỡ 12,7 mm trên tháp pháo.
MX-8 Mk 2
Năm 2008, nguyên mẫu MX-8 Mk2 được giới thiệu bao gồm một số nâng cấp như khung gầm hình chữ V cho khả năng kháng mìn tốt hơn, tháp pháo sửa đổi cho xạ thủ trường quan sát 360 độ. Thiết kế trong xe cũng tăng sự rộng rãi và thoải mái cho người sử dụng.
Đến năm 2009, phiên bản MX-8 Mk3 với thiết kế tối ưu hóa từ phiên bản Mk2 đã chính thức được trình làng.
MX-8 Mk3
MX-8 sử dụng động cơ Mitsubishi 4 xi lanh 150 mã lực cùng hộp số 5 cấp, cho tốc độ tối đa trên đường nhựa vào khoảng 100 km/h.
Tổng cộng đã có 4 nguyên mẫu MX-8 (bao gồm 2 chiếc Mk1, 1 chiếc Mk2 và 1 chiếc Mk3) được bàn giao cho
quân đội và cảnh sát Philippines để tiến hành thử nghiệm, đánh giá.