Cụ thể, theo báo cáo của Tập đoàn nhập khẩu LNG quốc tế, trong năm 2018, xuất khẩu LNG từ Nga sang châu Âu lên tới 4,43 triệu tấn, trong khi lượng xuất khẩu từ Mỹ chỉ là 2,7 triệu tấn.
Các nhà cung cấp LNG lớn nhất cho thị trường châu Âu là Qatar (16,42 triệu tấn), Algeria (9,29 triệu tấn) và Nigeria (9,07 triệu tấn).
Kết quả tổng kết còn cho thấy Nga cũng vượt mặt Mỹ tại thị trường LNG hấp nhất thế giới – châu Á. Lượng cung cấp khí đốt hóa lỏng của Nga tại đây đạt 12,86 triệu tấn, trong khi Mỹ là 10,73 triệu tấn.
Vị trí đầu tiên tại thị trường này thuộc về Úc (66,54 triệu tấn), thứ hai là Qatar (56,78 triệu tấn) và thứ ba là Malaysia (24,66 triệu tấn).
Tổng lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thế giới trong năm 2018 tăng 8,3% so với năm trước đó, đạt mức 313,8 triệu tấn.
Nga hiện đang triển khai dự án “Dòng chảy phương Bắc-2”, liên quan đến việc xây dựng hai đường dẫn khí đốt qua biển Baltic tới Đức với tổng công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Ngoài Ukraine và một số nước châu Âu, Mỹ - quốc gia muốn thúc đẩy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của mình sang EU – cũng đang cực lực phản đối dự án này.
Trong khi đó, Đức, Áo và Na Uy lại bày tỏ sự hoan nghênh đối với việc xây dựng thêm đường ống dẫn khí đốt mới. Những nước này đều khẳng định Dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” thật sự cần thiết.