Nga và Trung Quốc quan tâm khối tài nguyên 1.000 tỉ USD của Afghanistan

Gia Minh |

Afghanistan có trữ lượng khoáng sản trị giá 1 ngàn ti USD bao gồm đồng, sắt, liti và đất hiếm, hiện nay 2 quốc gia láng giềng Trung Quốc, Nga đang có những động thái tiếp cận với đất nước giàu tài nguyên này.

Bắc Kinh gần đây cho biết họ sẽ cung cấp cho Taliban 31 triệu USD viện trợ khẩn cấp bao gồm thực phẩm và 3 triệu liều vắc-xin nừaCovid-19.

Khi Taliban trở lại nắm quyền, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh nhìn thấy cơ hội đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản của đất nước này bằng cách đầu tư lại cơ sở hạ tầng, theo nhận định của kênh truyền hình Bloomberg.

Cần lưu ý rằng, năm 2007, Tập đoàn luyện kim nhà nước Trung Quốc đã trúng thầu gần 3 tỉ USD để phát triển mỏ đồng lớn nhất đất nước này ở gần thủ đô Kabul, với trữ lượng ước tính khoảng 6 triệu tấn. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa đi vào hoạt động, cũng như không có đường sắt hay nhà máy điện nào, sự chậm trễ này xuất phát từ những lo ngại về an ninh.

Trong khi đó, đài truyền hình NBC News trích lời ông Fyodor Lukyanov, một chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Nga, người đứng đầu Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng có trụ sở tại Moscow, cho biết: "Nga quan tâm đến việc chính quyền được củng cố ở Afghanistan".

Nga và Trung Quốc quan tâm khối tài nguyên 1.000 tỉ USD của Afghanistan - Ảnh 1.

Những người công nhân đang khai thác mỏ tài nguyên ở Afghanistan. Ảnh: Eurasia Diary

Mục tiêu nóng hiện nay của các công ty Trung Quốc là các thương vụ mua lại quặng sắt và đồng ở nước ngoài bên cạnh vàng, niken, thiếc, than và các loại dầu mỏ.

Gần đây, những kim loại được ưa chuộng nhất là những kim loại góp phần tạo nên sự chuyển dịch toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang điện khí hóa các phương tiện giao thông. Điều này đồng nghĩa với việc săn lùng liti, coban, than chì, đồng và đất hiếm - những kim loại được sử dụng trong xe điện, trong đó Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Phương thức hoạt động của Trung Quốc tại nhiều quốc gia có khoáng sản thường là xây dựng các mỏ bằng cách đổi lấy việc cung cấp cơ sở hạ tầng. Ngoài ra còn hỗ trợ và thu hút sự ủng hộ của người dân địa phương, chẳng hạn như xây dựng trường học, trạm y tế, đường sá và hệ thống nước sạch.

Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu, kiểm soát khoảng 85% nguồn cung cấp coban toàn cầu và chế biến gần 100% than chì trên thế giới. Các công ty nhà nước của Trung Quốc đã có mạt khắp thế giới để tìm các mỏ khoáng sản giúp đáp ứng nhu cầu. Họ giành được quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần các mỏ ở châu Phi, Nam Mỹ, Úc, Mỹ và Canada.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại