"Nga mua thiết bị quân sự từ Trung Quốc: Quy mô đang vượt quá sức tưởng tượng!"

Bảo Lam |

Đó là nhận định của trang mạng Inosmi.ru khi đề cập đến việc tốc độ nhập khẩu các thiết bị quân sự Trung Quốc tại Nga đang gia tăng.

Theo trang mạng inosmi.ru, nếu nhìn vào mối quan hệ Nga-Trung năm 2017, có thể nhận thấy hoạt động thương mại một chiều trong lĩnh vực công nghiệp quân sự đã chấm dứt, thay vào đó là quan hệ song phương.

Trung Quốc đã và sẽ tiếp nhận từ Nga các động cơ hàng không, cùng hàng chục tiêm kích Su-35. Ngược lại, Bắc Kinh đã cung cấp cho Nga vô số các thiết bị điện tử, cũng như động cơ diesel dành cho tàu chiến.

Inosmi.ru cho hay, tại Nga, việc sử dụng thiết bị do Trung Quốc sản xuất từ lâu không còn là điều lạ lẫm. Trung Quốc bắt đầu bán cho Nga các sản phẩm phục vụ mục đích quân sự từ vài năm trước và hiện quy mô đã vượt quá sức tưởng tượng.

Tốc độ nhập khẩu tăng trưởng nhanh vào năm 2016 khi Trung Quốc bán cho Nga không chỉ các động cơ diesel, mà cả những thiết bị dành cho các tàu hỗ trợ quân sự. Đến năm 2017, doanh thu tiếp tục tăng và đó chỉ là sự khởi đầu. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ còn xuất khẩu cho Nga nhiều hơn nữa.

Nga mua thiết bị quân sự từ Trung Quốc: Quy mô đang vượt quá sức tưởng tượng! - Ảnh 1.

Quân khu miền Đông tiếp nhận 2 máy bay tiêm kích Su-35S mới (nguồn: RIA Novosti, Vitalt Anjkov)

Nhờ tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm, Trung Quốc đã đạt được trình độ cao trong việc sản xuất nhiều chủng loại hàng hóa. Tuy nhiên, Nga luôn tự coi mình là "đàn anh" nên không muốn mua các sản phẩm của Trung Quốc, họ ưa chuộng đồ của Phương Tây hơn.

Song, ngay khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt, Moscow phải quay sang Trung Quốc. Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt (đối với trường hợp bán khí tài quân sự) không có lợi cho cả các nước châu Âu nhưng lại mang lại lợi ích to lớn cho Trung Quốc.

Không ai dám nghĩ rằng Nga sẽ nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Thế nhưng, inosmi.ru cho hay, mới đây, một bản hợp đồng nhập khẩu lớn giữa hai nước đã được ký kết. Cùng với đó, Nga đang tiếp tục đàm phán ký kết thêm hàng loạt các hợp đồng mới.

Từ lâu, phương Tây đã nỗ lực tìm cách khiến Nga phải ngừng quá trình công nghiệp hóa, để họ có thể cung cấp cho Nga các loại trang thiết bị. Dần dần, bằng cách này, họ sẽ làm chấm dứt hoạt động sản xuất các trang thiết bị đó ở Nga.

Lấy ví dụ những động cơ diesel dành cho tàu chiến - Nga từng sở hữu tiềm lực sản xuất nhưng vì sự cạnh tranh từ Đức, Nga đã phải chấm dứt hoạt động của ngành này và rồi, khi xuất hiện ý tưởng hồi sinh nó thì người Nga mới vỡ lẽ ra rằng mình phải mất rất nhiều thời gian.

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, hiện giờ Nga đang cố gắng phát triển lĩnh vực sản xuất trong nước. Nhiệm vụ khó khăn ấy sẽ tiếp tục được giải quyết nhưng trong tương lai, Nga vẫn sẽ cần tới các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Từ thập nhiên 90 của thế kỷ trước, Nga đã rơi vào tình trạng suy thoái. Mặc dù vào đầu thế kỷ 21, họ đã ghi nhận sự hồi sinh nhưng đó chỉ là một bước tiến chưa đủ dài và mọi thứ chưa có nhiều thay đổi. Nga có thể đảm bảo sự phát triển trong những lĩnh vực quan trọng nhất với nhiều dự án.

Trong khi đó, theo inosmi.ru, Trung Quốc sở hữu một nền tảng công nghiệp đầy đủ và sự phát triển đầy mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gần đây cho phép quốc gia này trở thành nước dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, bỏ qua cả Nga.

Nhiều thứ Trung Quốc có thể sản xuất nhưng Nga lại không thể và dần dần, Moscow buộc phải mua từ Trung Quốc. Chẳng hạn, vào tháng 11/2017. Nga đã mua 4 động cơ diesel CHD622V20STC dự kiến lắp đặt cho các tàu chiến thuộc đề án 21631 "Buyan-M". Đây không phải là bản hợp đồng đầu tiên được ký kết giữa hai phía.

Vào thời điểm hiện nay, Nga không chỉ mua thiết bị của Trung Quốc mà còn muốn triển khai hợp tác kỹ thuật. Các máy bay chở khách và trực thăng hạng nặng do Nga-Trung liên doanh sản xuất cho thấy sự thay đổi đáng ghi nhận trong quan hệ hợp tác quân sự của hai nước.

Tạm thời, theo inosmi.ru, còn sớm để nói rằng Trung Quốc đang vượt mặt Nga trong lĩnh vực công nghệ, tuy nhiên Trung Quốc đã đạt được sự đột phá đáng kể khi bắt đầu xuất khẩu trang thiết bị sang Nga. Và đó đã là một sự thay đổi vô cùng lớn.

Tàu Buyan-M phóng tên lửa Klub-N

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại