Nga không muốn Ấn Độ thoát lệ thuộc khi mua T-90

Tuấn Vũ |

Dù Ấn Độ mua và được sản xuất T-90MS nhưng Nga lại chỉ chuyển giao một phần công nghệ sản xuất đạn khiến New Delhi tiếp tục bị phụ thuộc.

Theo Sputnik, Phó giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Vladimir Drozhzhov cho biết, Moscow đã gia hạn giấy phép chế tạo phiên bản tăng T-90MS cho khách hàng Ấn Độ.

"Nga đã đồng ý gia hạn giấy phép chế tạo xe tăng và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của đối tác Ấn Độ về việc tăng cường sản xuất hoặc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS", ông Drozhzhov tuyên bố.

Không chỉ gia hạn giấy phép sản xuất, Nga và Ấn Độ đang đàm phán về gói hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD nhằm nâng cấp số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90 do Nga sản xuất.

Vấn đề nâng cấp quy mô xe tăng T-90 của Quân đội Ấn Độ là chủ đề chính trong hội nghị Công nghiệp quốc phòng Nga - Ấn. Tham gia hội nghị là hơn 250 doanh nghiệp quốc phòng đến từ hai nước.

Nga không muốn Ấn Độ thoát lệ thuộc khi mua T-90 - Ảnh 1.

Xe tăng T-90MS của Nga

Hồi cuối năm 2016, Hội đồng mua sắm Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã phê chuẩn đề xuất mua 464 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS của Nga, trị giá 2,1 tỷ USD, trong bối cảnh chương trình chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực bị trì hoãn.

Và dù sở hữu dây chuyền sản xuất dòng tăng hiện đại hàng đầu thế giới nhưng Ấn Độ lại không thể làm chủ được công nghệ sản xuất đạn dùng cho T-90MS nguyên nhân bởi Nga chỉ chuyển giao một phần công nghệ cùng với trình độ non kém của nhà sản xuất trong nước. 

Và điều này đang khiến tăng T-90MS Ấn Độ đang thiếu đạn nghiêm trọng khi chỉ đủ đạn tham chiến trong trận đánh kéo dài không quá 20 ngày.

Quân đội và cả Chính phủ Ấn Độ hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của sự việc. Họ cho rằng, mặc dù Ấn Độ đã sử dụng biện pháp khẩn cấp, nhưng do thủ tục mua vũ khí dài và hiệu quả của 39 nhà máy thuộc Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ không cao, cho nên vẫn cần thời gian dài mới có thể mở rộng dự trữ hao hụt chiến tranh (WWR).

WWR phải có khả năng duy trì trận chiến khốc liệt 30 ngày và tác chiến thông thường 30 ngày. Nhưng do 30 ngày tác chiến thông thường tương đương với 1 ngày trận chiến khốc liệt, cho nên WWR cần phải duy trì trận chiến khốc liệt 40 ngày.

Theo Times of India, đạn dược của Quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới đặc biệt khan hiếm, hầu hết là thiếu đạn phòng không, tên lửa chống tăng, lựu đạn, mìn. Những đạn dược này thậm chí không thể duy trì thời gian toàn bộ chiến tranh trong vòng 1 tuần. 

Tình trạng thiếu đạn này diễn ra ngay cả khi Nga đã chuyển giao một phần công nghệ sản xuất đạn 125 mm chuyên dùng cho tăng T-90.

Thông tin trên cũng được chính cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) xác nhận, sau khi công ty quốc phòng Ordnance Factory Board của Ấn Độ thất bại trong việc sản xuất các loại đạn trên. 

Mặc dù đã được phía Nga chuyển giao công nghệ, nhưng Ấn Độ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất các loại đạn pháo cho T-90 tại nhà máy quốc phòng nội địa.

Theo DRDO, hầu hết các loại đạn pháo 125 mm được sản xuất ở Ấn Độ đều không thể sử dụng trên T-90 và quan trọng nhất vẫn là giới hạn về mặt công nghệ khi các công ty quốc phòng của nước này vẫn chưa đủ khả năng sản xuất các loại đạn pháo trên.

Một quan chức của DRDO cho biết, một phần công nghệ sản xuất đạn 125mm cho T-90 được phía Nga chuyển giao đều được công ty Ordnance Factory Board nắm giữ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có viên đạn nào được công ty này sản xuất có thể sử dụng trên những chiếc T-90 của Ấn Độ. Vì vậy, đạn nhập khẩu vẫn là biện pháp phải chọn lúc này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại