Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi

Nhật Minh |

Theo tạp chí National Interest, vài ngày trước, Podmoskovie- chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Nga đã rời cảng Severodvinsk lần đầu tiên trong vòng 16 năm trở lại đây.

Song, đây không phải là một chiếc tàu ngầm bình thường. Trong gần 2 thập kỷ, BS-64 Podmoskovie lớp Delfin, đề án 667BDRM (NATO định danh: Delta IV) đã được sửa đổi để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Tuy nhiên, chính xác những nhiệm vụ đó là gì? Đây vẫn là một điều bí ẩn.

Oleg Kuleshov, một cây viết trên blog quân sự bmpd (của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow) đã có được những hình ảnh cho thấy tàu Podmoskovie rời khỏi cảng nhà máy để tiến hành đợt thử nghiệm trên biển hôm 22/10.

Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi - Ảnh 1.

Hình ảnh tàu ngầm Podmoskovie thử nghiệm triên biển.

Podmoskovie và người tiền nhiệm BS-136 Orenburg (lớp Delta III) có nhiều điểm giống với tàu ngầm bí mật USS Jimmy Carter (SSN-23) của Hải quân Mỹ. Đây là tàu ngầm thuộc lớp Seawolf nhưng cũng được sửa đổi để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.

Tàu Carter dài hơn 2 tàu cùng lớp khoảng 30m, có thể triển khai các phương tiện không người lái và hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm.

Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi - Ảnh 2.

Tàu ngầm USS Jimmy Carter (SSN-23).

Nga không tiết lộ nhiều thông tin về Podmoskovie, chỉ biết rằng nó được đưa vào sửa chữa trong năm 1999 theo đề án 09787 của Bộ Quốc phòng Nga nhằm phục vụ công tác nghiên cứu dưới lòng biển. Tới năm 2002, các ống phóng trên tàu đã được dỡ bỏ và con tàu được lắp thêm các vách ngăn đặc biệt, tương tự như tàu Orenburg.

Podmoskovie có khả năng triển khai và thu hồi các phương tiện không người lái dưới nước, chẳng hạn như tàu ngầm không người lái Klavesin-1R do Viện công nghệ hàng hải của Nga thiết kế. Chiếc tàu ngầm này có thể lặn sâu tới 6.000m, được trang bị nhiều sonar tần số cao và thấp.

Còn có thông tin Podmoskovie mang theo tàu ngầm hạt nhân mini AS-12 Losharik, được thiết kế chuyên để do thám và tiến hành các hoạt động đặc biệt ở độ sâu lên tới hơn 6.000m.

Đặc điểm và khả năng của Losharik vẫn là bí mật, chỉ biết nó mang theo các thiết bị đặc biệt để hoạt động ở độ sâu lớn và có thể "thâm nhập" các hệ thống thông tin của đối phương hoặc cắt đứt dây cáp ngầm dưới biển sâu.

Ngoài ra, Podmoskovie còn có thể mang theo tàu ngầm hạt nhân mini đề án 1851 Paltus và đề án 1910 Kashalot. Giống như Losharik, tàu Paltus và Kashalot được cho là vừa phục vụ nghiên cứu, vừa phục vụ các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, do mức độ bí mật của những chương trình này mà có rất ít thông tin về chúng.

Sẽ mất một khoảng thời gian nữa để tàu Podmoskovie hoàn tất đợt thử nghiệm trên biển nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy nó có thể bổ trợ đắc lực cho kho vũ khí của Kremlin nếu được tái triển khai. Theo National Interest, Podmoskovie dự kiến sẽ gia nhập Lữ đoàn tàu ngầm số 29 trực thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga khi quay trở lại hoạt động.

Một số hình ảnh khác về tàu Podmoskovie thử nghiệm trên biển:

Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi - Ảnh 3.

Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi - Ảnh 4.

Nga đưa tàu ngầm gián điệp siêu bí mật trở lại biển khơi - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại