Ngay lập tức trang mạng Life đã đưa ra dự báo những loại vệ tinh do thám nào của Mỹ sẽ xuất hiện trong danh mục chung mà Nga muốn công bố. Thứ nhất là vệ tinh trinh sát quang điện tử KN-11 đảm bảo thu hình ảnh của lãnh thổ Nga, Trung Quốc và Iran với độ phân giản tối đa 8-10 cm vào thời gian ban ngày. Đây là loại vệ tinh chủ lực của Mỹ.
"Người Mỹ không cần lo sợ số liệu quỹ đạo các vệ tinh quân sự vũ trụ của mình sẽ bị tiết lộ - vì đó là việc chắc chắn sẽ xảy ra", ông Viktor Shilin - thành viên phái đoàn Nga tại phiên họp 59 của Ủy ban Liên hợp quốc về sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình – cho hay.
Lời khẳng định này xuất phát từ tuyên bố trước đó của trưởng phái đoàn Nga Viktor Meshkov, rằng Nga cũng có kế hoạch mở dịch vụ công khai cung cấp thông số quỹ đạo, nói cho dễ hiểu là công bố cho toàn thế giới biết danh mục các thiết bị cận mặt đất của mình.
Thế giới sẽ được biết những thông tin mà Bộ chỉ huy không gian Mỹ (US SPACECOM) không hề công bố.
Thứ hai, vệ tinh do thám radar Lacrosse đặt trên quỹ đạo cong độ cao 650 km và bay trên các mục tiêu của Nga, Trung Quốc và Iran 8-9 lần trong một ngày đêm. Cùng với KN-11, Lacrosse cũng là loại vệ tinh chủ đạo của Mỹ.
Đó là danh mục của Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ (NORAD) bao gồm hơn 45.000 vệ tinh được phóng lên vũ trụ trong suốt kỷ nguyên khám phá.
Mỗi vệ tinh đều được đánh số nhận dạng NORAD ID, là chuỗi 5 con số - số 1 thuộc về tên lửa Xô Viết P-7, đã đưa lên quỹ đạo vệ tinh "Sputnik-1" vào ngày 4/10/1957, đến lượt mình "Sputnik-1" được mang số 2 (cả hai thiết bị này đã rời quỹ đạo và cháy hết trong không gian vài tuần sau khi phóng).
Phần lớn danh mục của NORAD đã được công khai, trên mạng có đủ loại dịch vụ cho phép theo dõi trực tiếp di chuyển của bất kỳ vệ tinh nào và thông số của các vệ tinh này do NORAD cung cấp. Tuy nhiên, một phần thông số các thiết bị vũ trụ NORAD không công khai, một số thậm chí còn làm sai lệch.
Ngoài các vệ tinh quân sự của Mỹ, NORAD còn che giấu thông tin về vệ tinh quốc phòng của các nước đồng minh như Pháp, Đức, Israel và Nhật Bản.
Song các vệ tinh quân sự của Nga thì hiện diện đầy đủ: ví dụ năm ngoái nhờ thông tin công khai của NORAD mà những người yêu thích đề tài này có thể theo dõi đường di chuyển trên quỹ đạo địa tĩnh của vệ tinh liên lạc quân sự mới tối tân nhất của Nga.
Thứ ba, vệ tinh viễn thám WorldView-1 và GeoEye-1. Đặc trưng của hai loại vệ tinh này là chúng có thể chuyển từ quỹ đạo hình ảnh chất lượng cao nhất. Hình ảnh trong đến mức có thể xác định chính xác điểm phát bóng của một trận khúc côn cầu. Một chiếc vệ tinh loại này có giá trên 1,5 tỷ USD.
Song giờ đây Nga đã có khả năng đáp trả Mỹ một cách thích đáng nhất, đó là nhờ vào 21 kính viễn vọng đường kính từ 19,2 cm cho đến 65 cm, cũng như hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ riêng của Bộ Quốc phòng Nga.
Từ năm 2010, "Hệ thống các công cụ quang học quan sát thiên văn và trắc quang (đo sáng)" đã đi vào hoạt động và cho đến nay đã có 31 đài quan sát thiên văn từ 15 nước, kể cả Bolivia và Mexico, tham gia hệ thống này. 54 kính viễn vọng mới đường kính từ 12,5 đến 80 cm đã được sản xuất dành riêng cho các đài quan sát này.
Điều phối viên hệ thống trên Igor Molotov khẳng định, số lượng các thiết bị mà hệ thống này theo dõi được lớn hơn 40% so với số thiết bị hiện có tên trong danh sách công khai của Mỹ.
Ông cũng cho biết, số kính viễn vọng của Nga nhiều hơn của NORAD và được lắp đặt ở nhiều vị trí hơn. Đó là còn chưa nói đến tầm quan sát của kính viễn vọng của Nga rộng hơn, nhờ đó giúp Nga theo dõi được diện tích không gian lớn hơn hẳn.
Cuối cùng là vệ tinh trinh sát chiến thuật TacSat-3. Là vệ tinh hiện đại nhất của Mỹ, giúp tăng mạnh khả năng phát hiện các tay súng Al-Qaeda, Taliban và IS và cho phép dò ra sự di chuyển của chúng tại các khu vực hiểm trở.
Tuyên bố gây chấn động của phái đoàn Nga tại LHQ nhằm thúc đẩy đề xuất thành lập một danh sách chung tất cả các thiết bị cận mặt đất của thế giới, mang mối nguy tiềm tàng đối với thiết bị trên vũ trụ cũng như trên mặt đất.
Sáng kiến của Nga được Trung Quốc ủng hộ song dễ hiểu khi Mỹ cực lực phản đối – NATO muốn giữ nguyên thế độc quyền của "nhà điều khiển các vận động" trong không gian gần Trái Đất.