Điều đó cho thấy lực lượng hải quân mạnh mẽ ngày nào của Nga đã không còn tồn tại. Theo Sina, kết quả này, xét trên thực tế, cũng hợp lý vì Hải quân Nga đã bị đình trệ kể từ khi Liên Xô sụp đổ, còn Hải quân Mỹ hàng năm vẫn được đẩy nhanh tốc độ phát triển.
"Chắc chắn Nga không thể tìm thấy bấy kỳ lợi thế nào khi đối mặt với ưu thế tuyệt đối của Mỹ" - Sina viết.
Sina cho rằng, Hải quân Mỹ chắc chắn là hải quân mạnh nhất vì Washington đã phát triển lực lượng đông đảo các tàu sân bay hạt nhân, trong đó tàu lớp Nimitz hiện tại vẫn là chủ lực của Hải quân Mỹ.
Các tàu sân bay này có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, có thể mang được 70 đến 80 chiến đấu cơ trên tàu. Do tàu trang bị thiết bị phóng nên hiệu quả cất cánh của chiến đấu cơ trên tàu rất cao, gấp 2 lần so với phương thức cất cánh theo kiểu nhảy cầu trên các tàu sân bay khác. Ngoài ra, tàu còn được trang bị máy bay cảnh báo hiện đại.
Tàu sân bay lớp Ford của Mỹ hiện cũng đã đi vào phục vụ, tuy lượng giãn nước không được nâng cao nhiều so với lớp Nimitz nhưng những thay đổi chi tiết khiến tàu sân bay này có bước nhảy vọt về chất.
Đầu tiên là khâu thiết kế hình dáng thân tàu đã tính đến yếu tố tàng hình, khiến toàn bộ tàu rất gọn gàng. Tiếp theo là trang bị hệ thống lực đẩy mới, giúp tàu nâng cao hiệu suất hoạt động.
Điều quan trọng nhất là tàu lớp Ford sử dụng công nghệ phóng điện từ, cho phép tàu tự điều chỉnh độ mạnh yếu khi phóng máy bay, giúp hiệu quả triển khai được nâng cao đáng kể.
So sánh thực lực hải quân hai nước Mỹ và Nga. Ảnh minh họa
Bên cạnh tàu sân bay Mỹ không thể thiếu tàu chiến Aegis, loại tàu này đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay Mỹ.
Quân đội Mỹ đã phát triển 2 mẫu tàu Aegis gồm tàu tuần dương và tàu khu trục. Radar mảng pha mà nó sử dụng không chỉ có phạm vi hoạt động xa, mà còn có khả năng chống gây nhiễu mạnh.
Hệ thống phóng thẳng đứng của tàu có thể đạt góc phòng thủ 360 độ. Theo Sina, so với tàu chiến của Nga thì hỏa lực của các tàu chiến Mỹ không bằng, nhưng khả năng thông tin liên lạc và tác chiến tổng thể tuyệt đối bỏ xa tàu Nga.
Ngoài ra, Mỹ còn có tàu khu trục DDG-1000 rất mạnh. Tuy trong mắt nhiều phía, con tàu này không có gì đáng sợ nhưng nếu bỏ qua yếu tố thực chiến thì đây là một con tàu thử nghiệm công nghệ rất thành công của quân đội Mỹ, bởi phần lớn công nghệ trang bị trên tàu có thể được ứng dụng cho các tàu chiến trong tương lai.
Hơn nữa, con tàu khổng lồ 15.000 tấn này không hoàn toàn vô dụng, vì nó cũng có thể được sử dụng như một trạm radar di động trên biển.
Tờ báo Trung Quốc cho hay, ở bên kia chuyến tuyến, thứ vũ khí duy nhất của Hải quân Nga có thể sánh được với Hải quân Mỹ là tàu ngầm. Song, mặc dù tính năng tổng thể của tàu ngầm lớp Borei Nga mạnh hơn tàu ngầm lớp Ohio Mỹ nhưng số lượng tàu lớp Borei đang phục vụ của Nga không nhiều, trong khi Mỹ vẫn còn nhiều tàu Ohio dự phòng để nâng cấp.
Hơn nữa, số lượng tên lửa mà chúng mang theo cũng không thể bằng tàu Ohio. Cụ thể, tàu ngầm Ohio có thể mang được 24 tên lửa, còn tàu Borei chỉ có thể mang được 16 tên lửa.
F/A-18F Super Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford