1. Đường phố lúc 04:30 sáng - Lằn ranh của ngày và đêm
Vào lúc 04:30 sáng, rất nhiều người vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ say sưa, trong chăn ấm đệm êm để mơ về lý tưởng của bản thân và niềm vui trong cuộc sống.
Thế nhưng, bước chân ra đường vào lúc 04:30 sáng, thời điểm thành phố chuyển mình giữa ngày và đêm, chúng ta sẽ thấy một thế giới hoàn toàn khác.
Các tài xế xe tải bắt đầu vận chuyển, xếp chồng chất từng thùng hàng nặng nề lên xe chuẩn bị cho một hành trình dài không ngừng nghỉ.
Các bà các bác bán hàng rong vẫn miệt mài đẩy xe hàng ăn uống đi qua từng con ngõ hẻm. Người thì trở về sau nhiều giờ buôn bán xuyên đêm, người thì bắt đầu miệt mài chuẩn bị cho ngày mới.
Khi nhìn các bác sĩ mệt mỏi vừa hoàn thành những ca phẫu thuật kéo dài hàng chục tiếng đồng hồ, lết những bước chân rệu rã bước lên xe về nhà.
Khi thì các công nhân vệ sinh vẫn đang không ngừng chải chuốt lại bộ mặt của từng góc phố...
Chỉ khi đứng trên đường phố vào lúc 04:30 sáng, chúng ta mới hiểu ra rằng: Thế giới của người lớn chưa bao giờ dễ dàng, dù chỉ một giây một phút.
Đó không phải là thời điểm cho những lời phàn nàn, cho sự buông bỏ chán chường khi ngày ngày ngồi phòng điều hòa đối mặt với những công việc lặp đi lặp lại, mà đó là khi những động lực và sự kiên trì để mưu sinh, để thành công.
Thế giới của người lớn chưa bao giờ dễ dàng, dù chỉ một giây một phút. Đó không phải là thời điểm cho những lời phàn nàn, cho sự buông bỏ chán chường.
2. Tại sân bay - Lằn ranh mở cửa thế giới
Chúng ta không ai còn lạ gì đối với sân bay. Cho dù chưa từng đặt chân đến, hình ảnh tại sân bay với những con người quần là áo lượt, trang điểm xinh đẹp, xách những chiếc vali hành lý đầy ắp và nở nụ cười tự tin trên môi.
Họ đang hưởng thụ những đãi ngộ tốt nhất để di chuyển khắp nơi trên thế giới.
So với hình ảnh đó, tại các ga xe lửa, hành lý của vô số hành khách chất thành từng bọc lớn bọc nhỏ, đầy ắp trong các toa tàu chật hẹp cả người lẫn vật.
Một chỗ người nhỏ xíu vừa phải để đồ, vừa phải chen lấn với những người xung quanh, không ngủ nổi và ngồi cũng chẳng yên.
Có một câu nói như sau: "Nếu con bạn không muốn học, hãy đưa nó tới sân bay và ga tàu để nhìn thật kỹ, để xem nó sẽ chọn con đường gì cho sau này".
Sân bay hay bến xe đều đại diện cho những hành trình để vươn ra với thế giới rộng lớn hơn ngoài kia.
Nhưng nếu không làm việc chăm chỉ, cho dù là hạng vé phổ thông trên chuyến tàu rẻ nhất, bạn cũng không thể có được mà chỉ còn cách chôn chân tại chỗ đứng của riêng mình.
Nên nhớ rằng cuộc sống là một cuộc hành trình không hồi kết nhưng có giới hạn thời gian. Bạn càng có đủ tiềm lực để đi xa hơn, đi dài hơn trong cùng một thời điểm thì bạn càng có thể gặt hái được nhiều thành tựu hơn.
"Nếu con bạn không muốn học, hãy đưa nó tới sân bay và ga tàu để nhìn thật kỹ, để xem nó sẽ chọn con đường gì cho sau này".
3. Bệnh viện - Lằn ranh của sự sống và cái chết
Bệnh viện là nơi rất nhiều người không muốn nhắc tới, không muốn đặt chân tới, nhưng cũng là nơi chúng ta bắt buộc phải đến khi cần. Nó có thể cứu rỗi một gia đình nhưng cũng có thể rút hết tiền tiết kiệm của họ.
Chỉ những người thực sự bước vào lằn ranh nguy hiểm, đối mặt với tử thần mới có thể hiểu được những bức tường bệnh viện để chứng kiến biết bao nhiêu lời cầu nguyện trong gian khổ và nước mắt.
Một gia đình vừa đau đớn vì nhận kết quả chẩn đoán bệnh ung thư lại được thở vào nhẹ nhõm khi bác sĩ thông báo đây chỉ là căn bệnh ở giai đoạn đầu, nếu phẫu thuật ngay lập tức thì bệnh nhân vẫn có tỷ lệ chữa khỏi rất cao.
Thế nhưng, ngay lúc bệnh viện báo toàn bộ chi phí phẫu thuật và nằm viện, cùng với thuốc thang chữa trị của cả giai đoạn, gia đình bệnh nhân đột nhiên im lặng trong một thời gian rất dài.
Mãi lâu sau họ mới khẽ nói: "Bác sĩ giúp cho chúng tôi ít thuốc, chúng tôi sẽ về nhà 'nuôi' nó trước vậy, có gì phải kiêng khem tôi sẽ cố kiêng hết mức".
Đó là sự bất lực và tuyệt vọng mà rất nhiều bệnh viện phải chứng kiến vì tình hình kinh tế của gia đình bệnh nhân không đủ đáp ứng toàn bộ chi phí điều trị đắt đỏ.
Thay vì bán nhà bán cửa, bỏ hết gia tài để chữa trị mà không chắc có được dài lâu, họ thà chịu đựng đau đớn và bệnh tật để giảm bớt gánh nặng cho gia đình trong tương lai.
Đó là sự phản ánh bản chất tàn nhẫn nhất giữa số phận và tiền bạc, giữa sự sống và cái chết.
Chỉ khi đã chứng kiến sự thật nghiệt ngã đằng sau những bức tường bệnh viện, bạn mới hiểu ra rằng giá trị của đồng tiền có thể nhẹ như lông hồng nhưng cũng có thể nặng tựa Thái Sơn.
Liệu bạn còn có thể chểnh mảng với công việc của mình nữa hay không?