Nếu không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới: Người thông minh, luôn đem lại cho người khác cảm giác "không được thông minh cho lắm"

Minh Vương |

Người bình thường thích thể hiện trí thông minh của bản thân và thích nghe người khác khen ngợi mình. Nhưng người Do Thái tin rằng những người thông minh sẽ tạo cho người khác cảm giác rằng họ “không thông minh”.

"Trí tuệ của con người nằm trong đầu của người Do Thái, và trí tuệ của người Do Thái nằm trong cuốn "Talmud". Nếu bạn không hiểu "Talmud", bạn không hiểu người Do Thái; nếu bạn không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới." – Einstein

Là kết tinh của trí tuệ dân tộc Do Thái, "Talmud" cô đọng công sức khai quật, suy nghĩ và sàng lọc của hơn 2.000 học giả về lịch sử, văn hóa, trí tuệ dân tộc của họ, đồng thời là "biểu đồ hàng không" về toàn bộ nếp sống dân tộc Do Thái. Cho đến ngày nay, người Do Thái vẫn luôn không ngừng nghiên cứu "Talmud".

"Talmud" đồng thời cũng là kinh thánh về trí tuệ kinh thương và cuộc sống của người Do Thái, nội dung sách bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, cuộc sống, hôn nhân, tài phú, kinh doanh… thông qua những câu chuyện của đông đảo giới tinh anh, những người giàu để cho thấy sự khôn ngoan của người Do Thái.

Trí tuệ của người Do Thái chứa đựng rất nhiều sự hiểu biết độc đáo về xã hội, nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày.

Người bình thường thích thể hiện trí thông minh của bản thân và thích nghe người khác khen ngợi mình. Nhưng người Do Thái tin rằng những người thông minh sẽ tạo cho người khác cảm giác rằng họ "không thông minh".

Nếu không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới: Người thông minh, luôn đem lại cho người khác cảm giác không được thông minh cho lắm - Ảnh 1.

Albert Einstein

1. Thừa nhận điểm yếu của bản thân

Người bình thường cho rằng bản thân rất thông minh, không bao giờ tỏ ra yếu thế trước mặt người khác, ngược lại luôn thích thể hiện bản thân, thậm chí khi nghe thấy người khác nhận xét mình không tốt liền tức giận với đối phương.

Nhưng với người Do Thái, người thông minh là người dám thể hiện điểm yếu của mình, họ thể hiện điểm yếu của mình ở một phương diện nào đó ra ngoài. 

Rất nhiều người cảm thấy khó hiểu, nhưng nếu suy nghĩ thật cẩn thân, bạn sẽ phát hiện ra rằng, đây thực ra là một sách lược rất thông minh trong giao tiếp.

Người có một sự nghiệp thành công, một cuộc sống may mắn, khó tránh khỏi việc bị người khác đố kị, khi mà kiểu tâm lý hoang mang này không thể bị loại bỏ trong một thời gian, việc thể hiện một điểm yếu nào đó một cách thích đáng có thể khiến người không bằng mình cảm thấy được cân bằng tâm lý, có lợi hơn trong quan hệ với mọi người xung quanh.

Tổng thống Mỹ Lincoln đã từng khiển trách một sĩ quan quân đội trẻ đã tranh cãi nảy lửa với ông rằng: "Bất cứ ai quyết tâm muốn đạt được thành tựu nào đó chắc chắn sẽ không lãng phí thời gian vào những cuộc tranh cãi. 

Hậu quả của những cuộc tranh cãi là mất tự chủ và nảy sinh ra sự nóng nảy, đó không phải là thứ mà anh ta có thể chịu trách nhiệm được. Hãy học cách nhượng bộ và khoan dung hơn ".

Người Do Thái quan niệm rằng trong giao tiếp, mọi người phải giỏi lựa ra những lúc thể hiện điểm yếu của mình. 

Những người thành công nói nhiều hơn về những thất bại và những rắc rối thực tế của họ trước những kẻ thất bại, tạo cho người ta cảm giác "thành công không hề dễ dàng"; những người có địa vị cao cố gắng thể hiện khía cạnh bình thường của mình trước những người có địa vị thấp, khiến họ cảm thấy rằng mình cũng chỉ là một người bình thường; những người vô cùng tài giỏi trong một lĩnh vực nào đó lại luôn nói rằng mình không biết gì về những khía cạnh khác.

Chính vì can đảm thừa nhận điểm yếu của mình mà người Do Thái mới có sự xuất hiện của Caesar hay Napoléon, cũng chính vì can đảm thừa nhận điểm yếu của mình mà mới có Einstein, Niels Boll, Oppenheimer, Erich Fromm, Karl Marx, Picasso, Heine… những bậc thầy khác trong các lĩnh vực khác nhau.

Nếu không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới: Người thông minh, luôn đem lại cho người khác cảm giác không được thông minh cho lắm - Ảnh 2.

2. Người tự cho mình thông minh thường là tên ngốc, người biết giả ngốc mới là kẻ thông minh

Dương Tu trong "Tam quốc diễn nghĩa" chính là một người tự nhận mình thông minh. Saibei cống tiến cho Tào Tháo một hộp điểm tâm. Tào Tháo viết lên trên hộp 4 chữ "một hộp điểm tâm" rồi để lên trên bàn. 

Dương Tu trông thấy, bỗng nhiên lấy thìa ra rồi cùng mọi người ăn hết. 

Tào Tháo hỏi nguyên nhân, Dương Tu đáp lời: "Trên hộp rõ ràng viết "mỗi người một miếng", chúng thần sao dám trái lệnh Thừa Tướng." (chữ "hộp" trong tiếng Trung khi tách các nét ra sẽ thành 3 chữ: chữ "một", chữ "người" và chữ "miếng")

Tào Tháo nghe xong tuy nhoẻn miệng cười, nhưng trong lòng lại vô cùng ghét bỏ Dương Tu.

Vì vậy, người thành công là người giỏi giả ngốc, họ sẽ chẳng vì một chút lợi nhỏ mà tự rước họa vào thân bao giờ cả.

Tỷ phú thế giới Rockefeller từng nói với con trai mình rằng: "Những người nghĩ rằng họ thông minh thường là những kẻ ngu ngốc, còn những người biết cách chơi trò giả ngốc mới là người thực sự thông minh."

Cái gọi là "giả ngốc" của Rockefeller thể hiện nhiều ở hai chữ "nhẫn nại", và dựng lên được cả một đế chế kinh doanh Rockefeller nhờ chính sự kiên nhẫn của mình.

Khi bắt đầu kinh doanh, vì không đủ tiền, đối tác của ông, ông Clark, đã mời một trong những đồng nghiệp cũ của mình, ông Gardner, gia nhập công ty.

Vì cậy mình có tiền, ông Gardner muốn đổi tên Clark-Rockefeller thành Clark-Gardner. Không khó để nhận ra rằng động thái của Gardner là một sự sỉ nhục đối với Rockefeller và chế giễu ông vì không có tiền.

Tuy nhiên, để công ty phát triển tốt hơn, Rockefeller đã nhẫn nhịn, ông không tỏ ra tức giận, thay vào đó tỏ ra yếu thế một cách hợp lý để làm hài lòng ông Gardner, điều này giúp công ty phát triển nhanh chóng hơn.

Cứ nhìn những người xung quanh chúng ta mà xem, những người động một chút là nổi nóng, càng chưa cần tỏ ra yếu thế với người khác, thì họ đã trở thành người bình thường rồi.

Nếu không hiểu người Do Thái, bạn sẽ không hiểu thế giới: Người thông minh, luôn đem lại cho người khác cảm giác không được thông minh cho lắm - Ảnh 3.

John Davison Rockefeller

3. Lời kết

Trong cuộc sống và công việc, một người cho người khác cảm giác rằng mình "không thông minh", sẽ khiến người ta thở phào nhẹ nhõm khi tiếp xúc với họ, không coi họ là kẻ thù, các hoạt động giao tiếp của họ cũng có thể diễn ra ung dung và dễ dàng hơn.

Nếu bạn là một leader, hãy biết cách thể hiện sự yếu thế của mình với cấp dưới một cách thích hợp, cho họ thấy rằng bạn thực ra bạn không cao siêu tới vậy, như vậy mới có thể thực sự linh hoạt trong huy động cấp dưới.

Nếu ngay từ đầu đã luôn tỏ ra ta ở trên ta hơn người, không hiểu tâm lý cấp dưới, đồng đội, sẽ không thể linh hoạt chỉ huy mọi người trong nhóm, cùng nhau hoàn thành tốt công việc.

Vì dám thừa nhận điểm yếu của mình, người Do Thái mới vừa khiêm tốn vừa dám làm, và trở thành dân tộc tinh anh nhất trên thế giới.

Trên thế giới, dân số Do Thái chỉ có hơn 16 triệu người, chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới. Nhưng thành tích của họ không thua kém bất kỳ dân tộc nào! Lý do cho điều này là gì?

Bí ẩn nằm trong cuốn "Talmud", Người Do Thái có thể sống sót sau những thăng trầm, và thịnh vượng sau những đau khổ, một lý do quan trọng là họ được "hưởng lợi" từ cuốn sách này.

"Talmud" là bộ bách khoa toàn thư về tinh thần Do Thái, cung cấp cho người Do Thái những quy tắc sống và đạo đức trong cuộc sống, kinh doanh, giáo dục… và xây dựng thế giới quan của người Do Thái.

Rockefeller nói: "Về cơ bản, tôi nghĩ "Talmud" đã thay đổi quan điểm của tôi về sự giàu có, tôi nghĩ nó cũng đã thay đổi cuộc đời tôi".

Những người thông minh sẽ học hỏi từ thành công của người khác, và hiểu ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống khi lĩnh ngộ được sự quanh co và khấp khuỷu trong cuộc đời của người khác!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại