Từ câu chuyện 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học chọn làm shipper: Cuộc sống của bạn thế nào do thái độ sống định đoạt

Tịnh Kỳ |

Không có công việc nào là hoàn toàn tốt và không phải vị trí bình thường nào cũng chôn vùi nhân tài. Điều quan trọng là xem bạn có năng lực để làm điều đó không.

01

Gần đây, trên mạng Internet có một thông tin như sau:

Ở Trung Quốc có 7 triệu người chọn làm shipper, trong đó 15% số người có bằng đại học trở lên và 1% có bằng thạc sĩ trở lên. Nói cách khác, hiện có 7 triệu sinh viên sau đại học giao đồ ăn sau khi tốt nghiệp. 

Đây là một con số gây sốc cho độc giả. Nhưng sau khi kiểm tra tính xác thực của dữ liệu, người ta phát hiện ra rằng thực sự là như vậy.

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2019, Viện nghiên cứu Meituan đã phát hành "Báo cáo việc làm Takeaway Rider 2018", cho thấy: Shipper là sinh viên cao đẳng chiếm 15%, sinh viên đại học chiếm 3% và thạc sĩ chiếm 1%.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi China News Weekly, đầu năm 2019, tổng số nhân viên shipper tại Trung Quốc đã vượt quá 7 triệu người. 

Số nghiên cứu sinh chọn nghề shipper sau khi tốt nghiệp có thể lên đến hơn 70.000 người. Ngoài ra còn có một công ty chăn nuôi thuê sinh viên đại học và thạc sĩ từ các trường danh tiếng để giúp họ chăn nuôi lợn. 

Mức lương cao được đưa ra đã thu hút sinh viên từ Đại học lớn và các trường đại học khác đầu quân vào công ty.

Phải thừa nhận rằng trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nhiều công việc tưởng chừng như bình thường nhưng lại rất khó trúng tuyển, những công việc này ngày càng đòi hỏi có trình độ học vấn cao và ngày càng trở thành những nghề chuyên nghiệp.

Nói cách khác, dù bạn có học hành chăm chỉ đến đâu, bạn cũng có thể không đủ tiêu chuẩn để giao thức ăn và nuôi lợn.

Nhưng dưới cái tin "70.000 nghiên cứu sinh giao đồ ăn", vẫn có rất nhiều lời chế giễu:

"Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chạy việc vặt, cái này có phải lãng phí quá rồi không?"

"Cha mẹ bạn đã vất vả nhiều năm như vậy cho bạn ăn học. Giờ bạn lại đi làm shipper, bạn có thấy mình quá đáng không?"

Tôi chỉ cảm thấy buồn cười, người ta không trộm cắp cũng không cướp giật và dựa vào hai tay để kiếm tiền, tại sao phải xấu hổ?

Ngay cả Jack Ma cũng không thể chịu nổi, cách đây vài ngày, ông đã thẳng thừng tuyên bố trong chương trình "Buổi trò chuyện của Bộ trưởng" của CCTV: "Tôi thấy các bạn trẻ giao đồ ăn, chuyển phát nhanh không có vấn đề gì, nhưng tôi rất cảm kích".

Nhiều người nói rằng nghề nào cũng đáng được tôn trọng, nhưng thực ra trong lòng họ ngầm khinh thường những người làm giao hàng, chuyển phát nhanh, buôn bán... 

Trong mắt họ, làm trong ngành tài chính, Internet, doanh nghiệp nhà nước và công chức là những công việc tốt nhất, dù giàu hay nghèo.

Trên thực tế, vấn đề của phần lớn mọi người là: Một shipper đi làm với lương tháng 6 triệu đồng sẽ không muốn làm, còn một công việc tử tế với lương tháng 30 triệu đồng thì không đến lượt anh ta.

Từ câu chuyện 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học chọn làm shipper: Cuộc sống của bạn thế nào do thái độ sống định đoạt - Ảnh 1.

02

Có một câu chuyện như vậy trong "Câu chuyện có thật về Nhậm Chính Phi" như sau:

Một thanh niên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và lần đầu tiên đến Huawei, anh đã đưa một lá thư cho ông Nhậm Chính Phi. 

Nội dung khoảng 10 nghìn chữ được viết bằng tài hùng biện của anh ta và trả lời các vấn đề vĩ mô như chiến lược kinh doanh của công ty.

"Tôi đã nghĩ rằng mình có đam mê viết lách và những hiểu biết độc đáo, chắc chắn tôi sẽ có thể gây ấn tượng với các cấp lãnh đạo và được nhận vào công ty."

Nhưng câu trả lời của Nhậm Chính Phi đã tát vào mặt anh ta một cách nghiêm khắc:

"Nếu người này bị bệnh tâm thần thì nên đưa đến bệnh viện điều trị, nếu không khỏi thì đề nghị cách chức."

Tại sao Nhậm Chính Phi lại thô lỗ như vậy? Bởi vì người trẻ tuổi này, tài năng của anh ta không xứng đáng tham vọng, năng lực cũng không thể nuôi nổi khát vọng.

Học sinh đạt thành tích cao của các trường danh tiếng từ nhỏ đã được bồi dưỡng để có kết quả học tập xuất sắc. 

Nhưng khi công ty nhận bạn, điểm của bạn chỉ để sàng lọc mà thôi. Năng lực mới là yếu tố đầu tiên quyết định bạn có được nhận vào công ty hay không.

Không có kinh nghiệm quản lý kinh doanh, không nghiên cứu sâu về các mô hình kinh doanh, anh ta chỉ nói về chiến lược và muốn thu hút sự chú ý của sếp. Đây không được gọi là có ý tưởng, đây được gọi là nói chuyện trên giấy.

Vài năm trước, khi tôi làm trong tòa soạn, tôi cần thuê một trợ lý.

HR đã phỏng vấn một vài người, trong đó có một người khá thú vị: Anh này tốt nghiệp năm 2011, có thể nói được nhiều kiến ​​thức và rất có động lực.

Tôi nghĩ rằng nói thì ai chẳng nói được, quan trọng là làm tới đâu. Nhưng anh ấy vẫn hứa rằng sẽ cố gắng làm việc.

Sau một thời gian làm việc chính thức, tôi hơi suy sụp. 

Kiến thức chuyên môn của anh ấy thực sự uyên thâm và chỉ trong một thời gian ngắn, anh ấy quen thuộc với cấu trúc của ngành truyền thông, anh thao thao bất tuyệt khi nói đến đổi mới mô hình. 

Nhưng anh ấy hầu như không thể đảm đương được bất cứ việc nhỏ nào do tôi sắp xếp.

Anh ta viết một bài văn ngắn, chồng chất đủ các phép tu từ, nhưng luôn không diễn đạt được ý.

Sếp tôi tổ chức một cuộc họp tổng kết, anh ta luôn tìm cơ hội để nói chuyện, nhưng lại quên ghi lại biên bản cuộc họp của mình. 

Thu thập tư liệu, hướng đi lúc đầu sai lầm, quản lý nhắc nhở kêu anh ta tìm lại, nhưng anh ta lại hỏi ngược lại rằng làm như vậy có ích gì không.

Một người ở nơi làm việc như vậy thật là kinh khủng, tôi định thuyên chuyển anh ta. Nào ngờ, lúc đầu anh ấy khó chịu và nói dõng dạc với tôi rằng anh muốn xin nghỉ việc vì những lý do sau:

"Công việc hiện tại toàn là những thứ tầm thường. Tôi không thể nhìn thấy cơ hội phát triển và không hài lòng với mức lương ...". 

Tốt thôi. Sau đó, anh ấy cũng liên lạc với tôi và nói rằng dù đã làm rất nhiều công ty, nhưng anh ấy không bao giờ được đánh giá cao và liên tục bị sa thải.

Tất nhiên, tôi cũng không muốn dùng lại người cũ, thậm chí người đó đã quay lưng với mình. Trên thực tế, vấn đề của anh ấy là vấn đề chung của nhiều người:

Tưởng rằng mình là một viên ngọc bích, nhưng lại không chịu mài dũa thì dù có kiêu sa đến đâu cũng chỉ trở thành một cục đá.

Anh ta đầy tham vọng, nhưng anh ta không có năng lực gì để giải quyết những vấn đề nhỏ.

Bạn luôn nghĩ rằng công việc bình thường sẽ hủy hoại bản thân, nhưng ngoài việc phàn nàn ra thì bạn đã không hoàn thành tốt công việc.

Người như vậy dù xuất phát điểm cao cũng vô dụng.

Từ câu chuyện 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học chọn làm shipper: Cuộc sống của bạn thế nào do thái độ sống định đoạt - Ảnh 2.

03

Khoảng cách giữa con người không gì khác chính là sự lao động không biết mệt mỏi. 

Thay vì luôn cảm thấy rằng mình không thành công với tài năng, ảo tưởng sức mạnh cuả bản thân thì tốt hơn là bạn nên nhìn xuống mặt đất dưới chân và vẫy chiếc cuốc nhỏ trên tay.

Nỗ lực để đạt được điều tốt nhất trong những điều đơn giản là cách nhanh nhất để những người bình thường vươn tới bầu trời.

Trong thời đại này, những người có thể kiếm tiền không chỉ là những người có kỹ năng phi thường. Ẩn sau cuộc sống tưởng chừng dễ dàng là lòng dũng cảm và khả năng hoàn thành tốt nhất trong mọi việc.

Có thể bây giờ bạn mới tốt nghiệp và đang bối rối không muốn làm một công việc bình thường. Có thể bạn đã đi làm được vài năm và luôn không hài lòng với công việc kém "thú vị" mà bạn đang làm.

Bạn nên nhớ: Không có công việc nào là hoàn toàn tốt và không phải vị trí bình thường nào cũng chôn vùi nhân tài. Điều quan trọng là xem bạn có năng lực để làm điều đó không.

Cuộc sống của bạn như thế nào phụ thuộc vào thái độ của bạn đối với cuộc sống. 

Người thông minh sẽ không bị hủy hoại bởi bất kỳ công việc nào dù cho dư luận chê nghề đó lương thấp. 

Làm thật tốt công việc hàng ngày và cứ thế lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, làm được việc và đúng giờ và siêng năng là cách giúp bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại