Trong số các mối đe dọa chính có hệ thống phòng không hiện đại và phương tiện không gian vũ trụ. "Chúng tôi thừa nhận rằng trong nhiều thập kỷ, các chiến dịch trên không (Liên minh có ưu thế) có thể sẽ kết thúc", cơ quan báo chí của Liên minh viết.
Chiến lược mới vạch ra các điều kiện hiện tại và tương lai, mà các lực lượng không quân của đồng minh sẽ hoạt động trong đó.
Theo các chuyên gia của Liên minh, những thách thức và mối đe dọa trong tương lai sẽ mang tính xuyên quốc gia và có lẽ sẽ có hậu quả lâu dài đối với hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực châu Âu- Đại Tây Dương.
Trong tài liệu viết rằng Liên minh phải có khả năng để tiến hành các hoạt động chống lại bất kỳ kẻ thù nào. Đồng thời tài liệu cũng nhấn mạnh rằng các đơn vị đặc biệt-hải quân và không gian mạng nên làm việc chặt chẽ với lực lượng không quân.
Chiến lược không quân mới quy định rằng Không quân của các nước NATO có thể tiến hành hoạt động chiến đấu trong mọi lĩnh vực và điều kiện, kể cả những không phận được bảo vệ tốt.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Tuần trước, Tổng thư ký Liên minh NATO Jens Stoltenberg bày tỏ sự tự tin rằng tại Hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này, diễn ra vào ngày 11-12/7 tại Brussel, các nước tham gia sẽ thể hiện sự thống nhất trong việc đưa ra các quyết định cần thiết.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bày tỏ tin tưởng sẽ có thể tránh được một cuộc xung đột với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người trước đó đã từ chối ký Tuyên bố chung G7 vì những bất đồng về các vấn đề quốc tế, chính trị và kinh tế.
Trước đó, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 26/6 đã công bố chiến lược mới mang tên “Sức mạnh không quân chung (JAP)”, cho phép lực lượng không quân đồng minh linh hoạt hơn trong việc tự bảo vệ trước mọi sự cạnh tranh cũng như các tình huống bị đe dọa, với việc tập trung vào vai trò ngày càng tăng của các tài nguyên trong không gian cũng như trên không gian mạng.