NASA: Có thể đi tìm được nơi đang tồn tại cuộc sống ngoài hành tinh

PV |

NASA cho rằng đã thu thập được những dữ liệu quý giá, họ cho rằng có thể đi tìm được nơi đang tồn tại cuộc sống của những người ngoài hành tinh.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã công bố công trình nghiên cứu 3 năm trên sao Hỏa và cho rằng từ những dữ liệu quý giá này, họ có thể đi tìm được nơi đang tồn tại cuộc sống của những người ngoài hành tinh.

Ba năm làm việc trên quỹ đạo xung quanh sao Hỏa kể từ tháng 11/2014, MAVEN đã tìm được những dữ liệu vô giá. Chẳng hạn, nó giúp khám phá vì sao sao Hỏa mất khí quyển chứa carbon dioxide vào khoảng bốn tỷ năm trước.

Dữ liệu về bầu khí quyển này cho phép các nhà khoa học của NASA nghiên cứu xem liệu các hành tinh tương tự sao Hỏa có thể duy trì cuộc sống nếu chúng quay quanh quỹ đạo gần với sao Lùn đỏ hơn so với Trái đất.

Những nghiên cứu này vừa được trình bày tại Hội nghị Hiệp hội Địa vật lý Mỹ ở New Orleans, Louisiana.

Bruce Jakosky, một thành viên của MAVEN, nhà nghiên cứu chính của Đại học Colorado Boulder cho biết:

"Khả năng tồn tại sự sống là một trong những chủ đề lớn nhất trong thiên văn học. Những dữ liệu thu thập được từ sao Hỏa sẽ giúp chúng ta xác định các yếu tố kiểm soát xem các hành tinh khác có tồn tại sự sống hay không".

MAVEN đã để mắt đến việc bức xạ từ mặt trời tràn ra ngoài bầu khí quyển của sao Hỏa trong quá trình nó quay trong quỹ đạo. Điều này cho phép nhóm làm sáng tỏ việc làm thế nào các bức xạ từ các ngôi sao có thể nhanh chóng làm suy yếu bầu khí quyển của hành tinh đá này.

Với những thông tin có được trong tay, các nhà khoa học đã chạy các mô phỏng để biết loại năng lượng nào từ sao lùn đỏ - loại sao phổ biến nhất trong thiên hà của chúng ta - sẽ tồn tại trên sao Hỏa như các hành tinh khác.

Các khả năng nghiên cứu được MAVEN trình bày khá thú vị, nhưng những phát hiện từ những mô phỏng này không nhiều.

Sao lùn đỏ phát ra một số tia cực tím rất mạnh, gấp 5-10 lần so với sao Hỏa. Những mức độ bức xạ này có thể phá hủy bầu khí quyển của hành tinh giả thuyết nhanh hơn Mặt trời đã làm đối với sao Hỏa khiến nó không tồn tại sự sống.

Mặc dù thí nghiệm này đã có một kết thúc buồn về việc không tồn tại sự sống ở sao Hỏa cách đây 4 tỷ năm, nhưng MAVEN đã cho các nhà khoa học của vô vàn những dữ liệu quý giá có thể được sử dụng để săn tìm cuộc sống ngoài hành tinh trong tương lai.

Trước đó, trong một báo cáo đăng tải từ năm 2015, phi hành gia John Grunsfeld từng cho biết:

"Chúng tôi đã thấy việc xóa sổ bầu khí quyển (của sao Hỏa) tăng tốc đáng kể trong các cơn bão mặt trời, vậy nên chúng tôi cho rằng, tỉ lệ mất mát khí quyển này còn lớn hơn nhiều trong hàng tỉ năm trước đây, khi mặt trời còn "trẻ" và hoạt động mạnh mẽ hơn".

Bầu khí quyển hiện nay của sao Hỏa quá lạnh và quá mỏng nên không thể hỗ trợ nước ở dạng lỏng, một điều kiện thiết yếu để tồn tại sự sống.

Tuy nhiên các chứng cứ trước đây cho thấy trước khi bầu khí quyển của hành tinh này bị tước bỏ, rất có thể nó là một khí quyển đủ ấm để nước tồn tại được ở thể lỏng.

Nhà khoa học Elsayed Talaat thuộc chương trình nghiên cứu của MAVEN cho biết thêm: "Trong một bối cảnh rộng hơn, thông tin này cũng giúp chúng ta hiểu hơn về những quá trình đã thay đổi môi trường sống của sao Hỏa theo thời gian".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại