NASA có phát hiện bất ngờ ở rìa Hệ Mặt trời: Sự sống ngoài hành tinh sắp được tìm thấy?

Cẩm Mai |

Liệu đây có phải bước tiến mới giúp nhân loại giải mã bí ẩn sự sống ngoài hành tinh?

Các vật thể ở xa có thể tồn tại ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương được cho là quá lạnh để lưu trữ nước trên bề mặt, với nhiệt độ giảm xuống dưới - 200 độ C, nhưng có bằng chứng cho thấy một lớp vỏ nước lỏng tồn tại bên dưới lớp vỏ ngoài.

Theo nghiên cứu mới của NASA, nhiệt được tạo ra do lực kéo hấp dẫn của mặt trăng hình thành trong các vụ va chạm lớn đủ để duy trì đại dương dưới bề mặt.

Phát hiện này có nghĩa là các vật thể, được gọi là Các thiên thể bên ngoài sao Hải Vương (TNO) được coi là địa điểm có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất.

NASA có phát hiện bất ngờ ở rìa Hệ Mặt trời: Sự sống ngoài hành tinh sắp được tìm thấy? - Ảnh 1.

Ánh sáng phản chiếu từ các TNO là dấu hiệu tinh thể nước đóng băng và amoniac hydrat (nguồn ảnh: NASA).

Nhà nghiên cứu Prabal Saxena thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland (Mỹ) nói: "Những vật thể này cần phải được xem như là nguồn nước và sự sống tiềm ẩn. Nếu nghiên cứu của chúng tôi là chính xác thì bây giờ chúng ta có thể có nhiều nơi hơn trong Hệ Mặt Trời có một số yếu tố quan trọng cho cuộc sống ngoài Trái Đất."

Theo NASA, ánh sáng phản chiếu từ TNO cho thấy dấu hiệu của nước đá tinh thể và amoniac hydrat. 

Những chất này có thể đã được phun lên bề mặt qua núi phun băng, đưa hợp chất từ nước bên trong lên trên TNO, các nguyên tố phóng xạ phân rã có thể tạo ra nhiệt để làm tan chảy lớp bề mặt băng giá và tạo ra đại dương bên dưới.

Quá trình này có thể kéo dài hàng tỷ năm, những thành phần đó cuối cùng trở nên ổn định hơn và ngừng giải phóng nhiệt. Điều này có nghĩa là bên trong dần dần nguội và đại dương bên dưới sẽ đóng băng.

Nhưng theo NASA, lực tương tác hấp dẫn có thể cho phép các đại dương duy trì đặc tính chất lỏng. Khi các thiên thể lớn va chạm với nhau, các mặt trăng ra đời nếu vật chất được đẩy vào quỹ đạo xung quanh vật thể lớn hơn và hình thành bởi trọng lực riêng.

Nhà nghiên cứu Joe Renaud thuộc Đại học George Mason, Fairfax, bang Virginia (Mỹ), nói rằng: "Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy rằng nhiệt lượng thủy triều làm cho các đại dương bị chôn vùi sâu hơn có thể tiếp cận được bằng các cuộc quan sát trong tương lai do chúng dịch chuyển lên gần bề mặt hơn.

Nếu chỉ có một lớp nước lỏng thì nhiệt bổ sung từ nhiệt lượng thủy triều sẽ làm cho lớp băng tiếp theo tan chảy. Chỉ có nước thôi không đủ để duy trì sự sống."

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt lượng thủy triều cũng có thể làm tăng các lỗ thông hơi thủy nhiệt, có thể cung cấp các chất liệu cho sự sống.

Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục tìm hiểu các quy trình để xác định đại dương nước lỏng có thể tồn tại bao lâu và thời điểm nào hình thành đại dương, năng lượng tiêu hao bao nhiêu trong quá trình tỏa nhiệt.

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại