Theo đó, Na Uy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghệ CCS trên thềm lục địa của nước này để lưu trữ khí thải của các công ty công nghiệp châu Âu, trong đó có các công ty Pháp.
Nhà sản xuất dầu khí lớn Na Uy dự kiến lưu trữ CO2 trong các thành tạo địa chất nằm sâu dưới đáy biển. Trong khuôn khổ hợp tác, hai chính phủ sẽ xem xét và chuẩn bị ký một thỏa thuận song phương để cho phép vận chuyển và lưu trữ CO2 giữa hai nước.
Theo một báo cáo về lộ trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính khối lượng khí thải được xử lý hàng năm cần tăng lên 7,6 tỷ tấn vào năm 2050, so với 40 triệu tấn năm 2020, tương đương tăng công suất lên gần 200 lần.
Cũng theo IEA, 95% lượng CO2 thu giữ được này nên được chôn dưới lòng đất, 5% còn lại được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học hay cho các mục đích khác.