Mỹ-Trung không ngừng "đại chiến", doanh nghiệp toàn cầu chịu trận trước vô vàn rủi ro

Thu Ngọc |

Nhiều chuyên gia lo ngại nước Mỹ sẽ rút lui khỏi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung mới kí kết hồi tháng 1. Tất cả những diễn biến căng thẳng này chỉ xảy ra trong vài tuần trở lại đây.

Nhiều nguy cơ về kinh tế

Khi quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục căng thẳng với việc chính quyền tổng thống Trump liên tiếp tung ra một loạt các biện pháp hạn chế đối với Trung Quốc, doanh nghiệp toàn cầu đang rất khó khăn điều chỉnh chiến lược kinh doanh và lập các kế hoạch dự phòng đối phó các rủi ro kinh tế và chính trị, vốn trước đây ít ai nghĩ tới.

Bà Henetta Treyz, giám đốc chính sách kinh tế của Hãng Veda Partners, nói: "Các kế hoạch không còn mang tính dự phòng trừ nữa mà khả năng doanh nghiệp phải sử dụng các kế hoạch này ngày càng lớn. Chúng tôi dự đoán mối quan hệ Mỹ-Trung từ bây giờ sẽ trở nên ngày càng căng thẳng hơn".

Đây là nhận định có cơ sở khi Washington tuyên bố cấm vận 33 doanh nghiệp Trung Quốc từ ngày 5/6 và đe dọa cấm tất cả các chuyến bay chở khách từ Trung Quốc và sinh viên có liên quan tới chính phủ Trung Quốc đang du học tại Mỹ.

Nước Mỹ quyết định rút khỏi WHO trong lúc đại dịch COVID vẫn đang hoành hành tại nước này do bất đồng với Trung Quốc; đe dọa thiết lập những hạn chế về thương mại, đầu tư và thị thực cho Hồng Kông sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia mới.

Nhiều chuyên gia lo ngại nước Mỹ sẽ rút lui khỏi thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung mới kí kết hồi tháng 1. Tất cả những diễn biến căng thẳng này chỉ xảy ra trong vài tuần trở lại đây.

"Đây chỉ là một biến cố trong quan hệ thương mại giữa hai nước," ông Jeff Moon, quản lý Hãng tư vấn Moon Strategies và trước đây đã từng làm việc với Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. "Mối quan hệ song phương giống như 1 người có bệnh tình ngày càng nặng hơn".

Trong môi trường kinh doanh không thuận lợi như hiện tại, các công ty trên thế giới đang nỗ lực tối đa hạn chế những thiệt hại kinh tế bằng cách đánh giá tình hình và lập kế hoạch dự phòng.

"Trước tiên, chúng tôi cần hiểu chính xác những quy định mới nhất của hệ thống thuế quan, về việc hạn chế cấp visa, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và những quy định liên quan khác," bà Treyz, một cựu nghị sĩ Mỹ, nói. "Tiếp theo chúng tôi sẽ thử sắp xếp từng sự kiện theo thang điểm từ 1-10, từ mức độ ảnh hưởng ít nhất đến mức 'sắp có chiến tranh xảy ra'. Đó là những gì chúng tôi đang làm".

Những động thái trả đũa tiềm năng từ Trung Quốc cũng là điều đáng lo ngại. Bắc Kinh có thể công bố danh sách "các tổ chức không đáng tin cậy" nhằm trừng phạt các doanh nghiệp có thể đe dọa lợi ích của Trung Quốc; giảm lượng hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ; và hạn chế xuất khẩu đất hiếm, vật liệu được sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao.

"Các doanh nghiệp đang bị bủa vây bởi những thông tin tiêu cực này," ông John Holden, giám đốc cấp cao của Trung Quốc tại công ty tư vấn của McLarty Associates cho biết. "Chúng ta thực sự cần trấn tĩnh lại và suy nghĩ thử xem chúng ta sẽ vượt qua tình thế khó khăn này như thế nào".

Danh sách dài các thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu phải đối mặt gồm có: Hủy bỏ việc niêm yết của các công ty Trung Quốc tại các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, trừng phạt những công ty không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Mỹ, gây áp lực để các quỹ hưu trí Mỹ để chấm dứt hoạt động đầu tư vào cổ phiếu Trung Quốc và nâng cao biện pháp cấm vận nhằm hạn chế sự mở rộng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Lo ngại của các công ty

Việc Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia khiến cho giới chức Mỹ tin rằng Hồng Kông không còn đủ khả năng tự quản lí nữa. Ý nghĩ này đã khiến cho nhiều quan chức Mỹ kêu gọi việc chấm dứt mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Để hiện thực hóa điều này, các hành động nước Mỹ có thể áp dụng bao gồm: các hình thức cấm vận đối với các cá nhân và công ty đang hạn chế các quyền tự do dân sự của Hong Kong và các tổ chức tài chính có quan hệ với các đối tượng này; tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với hoạt động thương mại liên quan Hồng Kông; hạn chế việc cấp thị thực; và thậm chí là từ bỏ sự gắn kết giữa đồng đôla Hồng Kông với USD.

Do tầm quan trọng của vấn đề này, các công ty cho biết lựa chọn tốt nhất của họ là lên kế hoạch dự phòng, đa dạng hóa thị trường & nhà cung cấp và phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra tình huống xấu nhất.

"Không ai được chuẩn bị trước và có khả năng làm chủ cuộc chơi," ông Michael Alkire, chủ tịch của nhà cung cấp thiết bị chăm sóc y tế Premier, nói. Ông Alkire cho biết, khi dịch COVID bùng phát, hãng ô tô Ford đã đảm bảo nguồn cung cao su để sản xuất khẩu trang, hãng Tito chuyển đổi dây chuyền sản xuất rượu vodka sang nước rửa tay khô.

Còn hãng sản xuất máy hút bụi Dyson quay ra sản xuất máy thở. "Khi gặp những biến động lớn trên thị trường, bạn cần tập hợp ý tưởng của nhiều người," ông Alkire nói thêm. Những doanh nghiệp khác cho rằng cần tập trung vào những điều có thể được kiểm soát được và phân biệt những rủi ro thuần túy với biến động chính trị.

Nhà bán lẻ thời trang nữ hàng đầu Top It Off Accessories cho biết công ty này đã không phải ngừng kinh doanh khi cuộc thương chiến 2 nước ngày càng leo thang do phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp lâu đời tại Trung Quốc.

"Cho dù phát sinh 1 vấn đề rất nhỏ là chúng tôi phối hợp với phía Trung Quốc giải quyết ngay", bà Karena Rasser, đồng sáng lập Top It Off cho biết. "Nếu phía Trung Quốc phải đóng thuế cao hơn và những việc tương tự như vậy, chúng tôi nỗ lực hết sức để giải quyết vấn đề. Yếu tố chính trị không có ý nghĩa gì ở đây".

Các doanh nghiệp Trung Quốc có hoạt động kinh doanh tại thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới đang đương đầu những thách thức đặc thù. Đối mặt với những nghi ngờ ngày càng tăng của Mỹ về hoạt động gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ, các công ty Trung Quốc đại lục đấu tranh đang chật vật điều chỉnh hoạt động kinh doanh tuân theo các quy định pháp lý mơ hồ và thay đổi liên tục của chính phủ Mỹ.

Các tổ chức và điều luật có liên quan bao gồm: Đạo luật Đăng ký Đại lý Nước ngoài (FARA) yêu cầu việc báo cáo với giới chức Mỹ các mối quan hệ thậm chí không rõ ràng giữa doanh nghiệp với chính phủ Trung Quốc; Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) có nhiệm vụ đánh giá tất cả các giao dịch được coi là "chiến lược"; và Tòa án mật Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISA) điều tra các nghi phạm khủng bố và gián điệp.

Các công ty phải thỏa mãn các điều kiện pháp lý của các tổ chức này trước khi tiến hành tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh và lập chiến lược kinh doanh. "Lời khuyên chung cho doanh nghiệp Trung Quốc là thuê luật sư giỏi, tăng cường quan hệ công chúng và các hoạt động vận động hành lang," một cố vấn cho các công ty Trung Quốc từ chối tiệt lộ danh tính cho biết.

"Không bao giờ là đủ. Dưới thời tổng thống Trump, các quy định đều thay đổi nhanh chóng và tiếp tục thay đổi," người cố vấn cho biết ông nghĩ rằng điện thoại di động của mình đã bị nghe lén theo điều luật FISA vì ông đang tư vấn cho các công ty Trung Quốc.

Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp không phải trong lĩnh vực công nghệ cũng phải trải qua những quy định khắt khe của CFIUS. Theo tiêu chuẩn của FARA, hầu hết các doanh nghiệp đại lục đều được giới chức Mỹ nhận định là công ty của chính phủ Trung Quốc.

Chưa có tín hiệu tích cực

Các chuyên gia hầu như không thấy tín hiệu cho thấy môi trường kinh doanh ổn định hơn trong thời gian tới. Đối mặt với sự chỉ trích về khả năng lãnh đạo không ổn định của người đứng đầu Nhà Trắng trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, y tế và xã hội sau vụ thiệt mạng1 người Mỹ gốc Phi George Floyd, ông Trump cho rằng việc áp dụng chính sách cứng rắn đối phó Trung Quốc chính là một cách để chứng minh sự mạnh mẽ của cá nhân và phân tán sự chú ý của người dân.

Tỉ lệ tín nhiệm của Tổng thống Trump giảm ​​trong năm bầu cử và sự chỉ trích của ứng viên Dân chủ Joe Biden rằng ông Trump đang có thái độ mềm mỏng với Bắc Kinh càng khiến người đứng đầu Nhà Trắng càng có thêm động cơ áp dụng các quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Trong cuộc khảo sát tháng 4 của Trung tâm nghiên cứu Pew, 2/3 người Mỹ đang có quan điểm không ủng hộ Trung Quốc, tăng từ mức 47% vào năm 2017. Cùng lúc, hầu hết người dân Mỹ cho biết họ không tin Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ làm điều đúng đắn ở quy mô toàn cầu.

Trong khi đó, Bắc Kinh phải đối mặt với áp lực trở nên mạnh mẽ hơn và có hành động đáp trả với Mỹ.

Suy thoái kinh tế nghiêm trọng và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng có nguy cơ gây mất ổn định chính trị trong nước. Đó là chưa kể, Bắc Kinh còn hứng chịu chỉ trích từ nhiều nước do cách chính phủ ứng phó với dịch Covid-19.

Cánh cửa thỏa hiệp từ phía Trung Quốc, ngay cả khi lãnh đạo nước này mong muốn, đã trở nên hẹp lại khi chủ nghĩa dân tộc bành trướng và chính sách ngoại giao "chiến lang" đang thắng thế.

Nhiều công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc ban đầu đánh cược rằng họ vẫn có thể vượt qua và bảo toàn cơ hội thâm nhập các thị trường béo bở khi thương chiến Mỹ- Trung leo thang.

Suy nghĩ này đang bị lung lay khi quan hệ song phương đang rơi xuống mức rất thấp. Theo bà Treyz, họ thông thường nghĩ ngay tới chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào Hồng Kông vì khu vực này không chịu sự can thiệp của chính trị, pháp lý và sự kiểm duyệt của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, các chiến lược này không còn đáng tin nữa khi Trung Quốc đang siết chặt quyền kiểm soát đặc khu với việc ban hành luật an ninh quốc gia mới. Một cuộc khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc tiến hành tháng 4 vừa qua cho thấy 24% thành viên đã lên kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, gấp đôi tỉ lệ của 1 năm trước. "Hồng Kông là một vấn đề rất lớn," bà Treyz nói thêm.

1/4 - Nỗi ám ảnh của người dân Mỹ: Tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, nợ thẻ tín dụng đều đến hạn phải trả! - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại