Mỹ trong lộ trình hạt nhân mới: Điều không tưởng cho lợi ích hạt nhân của Nga?

Hồng Nhung |

Tờ Bloomberg cho hay, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đề xuất gói ngân sách cho năm 2021 có thể đã ảnh hưởng đến Nga trong chương trình hạt nhân.

Lộ trình ngân sách đầu tư mới của Mỹ

Tờ bloomberg cho hay, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm chính quyền, Đảng Dân chủ đã cho rằng Tổng thống Mỹ có phần ưu ái cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chính quyền của Tổng thống Trump đã đồn đoán về khả năng này.

Mỹ trong lộ trình hạt nhân mới: Điều không tưởng cho lợi ích hạt nhân của Nga? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.Nguồn: Bloomberg

Tuy nhiên, theo tờ báo này, chính quyền Tổng thống Mỹ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao nhiều lần và điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích của Tổng thống Putin.Theo Bloomberg, các quyết định của chính quyền Tổng thống Trump trong năm 2017 và 2018 đã nhiều lần tác động đến Nga tại Syria.

Ngân sách quốc phòng của Tổng thống Trump cho năm 2021 đã tạo nên nhiều chính sách khó khăn đối với Nga. Ngân sách mới trị giá 28.9 tỷ đôla cho Lầu Năm Góc nhằm phát triển vũ khí hạt nhân và chi 19.8 tỷ đôla cho Cơ quan Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia để hiện đại hóa kho dự trữ hạt nhân của quốc gia.

Điều này đúng khi cho rằng hiện đại hóa lực lượng hạt nhân là ưu tiên bị lãng quên trong hơn một thập kỷ.

Nghiên cứu từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội năm 2017 đã đưa ra hàng loạt các kịch bản chi phí thay thế các yếu tố của ba hệ thống phân phối chính cho vũ khí hạt nhân (tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm). Trong số đó, có nhiều loại đã được thiết kế và chế tạo từ nhiều thập kỷ trước.

Các ước tính chi phí cho quá trình hiện đại hóa theo kế hoạch lên tới 400 tỷ đôla cho đến năm 2046. Điều này hoàn toàn đúng khi cho rằng, chiếc ô hạt nhân của Mỹ có thể xóa tan các lo lắng của Trung Quốc và Nga đồng thời trấn an với các đồng minh không theo đuổi các chương trình vũ khí hạt nhân của riêng họ.

Ảnh hưởng đến Nga?

Theo Bloomberg, điều đó để nói rằng, Nga có nhiều cái để mất nếu kho vũ khí nguyên tử của Mỹ được hiện đại hóa. Ngay thời điểm bắt đầu, việc lên tiếng về quá trình hiện đại hóa kho hạt nhân của Mỹ đã khiến Nga phải nghĩ lại về lộ trình quân sự tiếp theo.

Từ năm 2000, các chiến lược gia của Nga đã đưa ra các ý tưởng về một cuộc tấn công hạt nhân đối phó với kẻ thù nhằm ngăn chặn phản ứng từ Mỹ và các đồng minh NATO.

Được biết đến thuật ngữ "Leo thang đến giảm leo thang", việc thay đổi học thuyết quân sự của Nga là lý do tại sao Mỹ đưa ra bản nghiên cứu đánh giá về khả năng hạt nhân trong năm 2018, trong đó xem xét việc phát triển các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm tên lửa hành trình hạt nhân.

Trong bản xem xét, Washington đã nêu lên các tính toán của Moscow về khả năng xung đột với Mỹ và các đồng minh.

Giới phân tích cho rằng, Nga cũng chịu mất mát bởi vì phải chi một chi phí không hề nhỏ trong cuộc chạy đua vũ khí. Mỹ hiện vẫn được xem là có nền kinh tế mạnh hơn Nga. Chính quyền cựu Tổng thống Reagan từng chứng minh duới thời Liên bang Xô Viết rằng, Washington có khả năng vượt qua Nga khi nhắc đế vũ khi chiến lược.

Theo Bloomberg, điều cuối cùng, cam kết hiện đại hóa hạt nhân đang đi ngược với những gì chính quyền cựu Tổng thống Obama từng nhấn mạnh: đó là kiểm soát vũ khí. Trước đó, phía Nga từng đưa ra cơ hội thông qua các thỏa thuận kiểm soát vũ khí trong khi Mỹ nhấn mạnh tới việc giảm kho vũ khí.

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Mỹ luôn cho rằng Nga có vi phạm trong hiệp ước INF trong năm 2014.

Đến năm 2017, quan chức Mỹ đã xác nhận Nga triển khai tên lửa nhằm đối phó với NATO tại châu Âu. Đó là lý do tại sao chính quyền Tổng thống Trump quyết định rút khỏi hiệp ước 2019 sau khi đưa ra một loạt cảnh báo Moscow vi phạm hiệp ước.

Về vấn đề nội bộ, nhiều ý kiến cho rằng Washington cũng có nhiều căng thẳng trong vấn đề của Nga. Những năm gần đây, kho vũ khí hạt nhân - một trong các yếu tố gây nhiều tranh cãi trong ngân sách quốc phòng, Thượng sĩ Elizabeth Warren đã đề xuất tuyên bố chính sách phi hạt nhân đầu tiên nếu bà chiến thắng bầu cử Tổng thống Mỹ.

Và bởi vì ngân sách mới của Tổng thống Trump là cắt giảm ngân sách cho chương trình dịch vụ xã hội như trợ cấp y tế nên dễ dàng thấy được Đảng Dân bác bỏ việc đầu tư vào vũ khí hạt nhân trong chi tiêu ngân sách hạ tầng.

Trong tờ Dispatch gần đây có cho biết, ông Mick Mulvaney, Chánh Văn phòng Nhà Trắng đã bác bỏ việc chi tiêu thêm cho quá trình hiện đại hóa hạt nhân bởi vì chi phí cho quá trình hiện đại hóa hạt nhân là điều không hề nhỏ.

Đề xuất ngân sách cho thấy Tổng thống Trump đưa ra các ưu tiên trong chính sách của ông trong năm đầu của nhiệm kỳ thứ hai nếu như ông tái đắc cử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại