Các cuộc thử nghiệm giả định có sự trợ giúp của máy tính được Mỹ thực hiện bao gồm viễn cảnh các vệ tinh theo dõi tên lửa của họ bị bắn hạ, vệ tinh bị chặn và "các hiệu ứng" của chiến tranh điện tử có thể trở thành chiến thuật trong chiến tranh không gian. Cuộc thử nghiệm không sử dụng vệ tinh thật.
Trong một chuyến thăm Căn cứ Lực lượng không gian Schriever ở Colorado, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks đã theo dõi cuộc tập huấn không gian giả định có tên "Space Flag" được tổ chức bởi các lực lượng Mỹ. Đây là cuộc tập trận tương tự lần thứ 13, và là cuộc tập trận lần thứ 3 có sự tham gia của các đối tác như Anh, Canada và Australia.
Giới lãnh đạo Lầu Năm Góc trong tuần này sẽ có nhiều chuyến thăm tới các căn cứ quân sự Mỹ, trong lúc mà ngân sách dự thảo cho năm 2023 đang được soạn thảo. Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng đầu tư những đồng USD cho một quân đội đủ khả năng đối phó với Trung Quốc và Nga.
Sau khi Nga thử nghiệm thành công một tên lửa diệt vệ tinh hồi tháng trước, giới chức Mỹ tin rằng họ cần phải tăng tốc củng cố mạng lưới vệ tinh của Mỹ, tăng cường sức phòng thủ của các vệ tinh trước đòn tấn công của địch thủ và tận dụng những cơ hội như tập huấn "Space Flag" để chuẩn bị sẵn sàng.
Các vệ tinh vốn đóng vai trò sống còn đối với công tác liên lạc thông tin trong quân đội, định vị toàn cầu và các hệ thống thời gian cần thiết trong một cuộc chiến.
Cuộc tập trận không gian kéo dài 10 ngày được thực hiện nhằm giả định khả năng của Mỹ trong không gian. Cuộc tập trận bao gồm một nhóm đóng vai địch thủ có khả năng tấn công trên không gian, như Nga hay Trung Quốc.
Nga là quốc gia đầu tiên thực hiện các cuộc thử nghiệm diệt vệ tinh trong không gian. Mỹ thực hiện cuộc thử nghiệm tương tự lần đầu vào năm 1959, thời điểm mà các vệ tinh còn rất mới và hiếm.
Ấn Độ cũng thực hiện một vụ thử như vậy vào năm 2019, tạo ra hàng trăm mảnh "rác không gian", do đó mà hứng chịu sự chỉ trích từ các siêu cường, trong đó có cả Mỹ. Vào năm 2008, Mỹ cũng bắn hạ một vệ tinh nhằm phản ứng trước vụ thử tương tự của Trung Quốc năm 2007.