Mỹ sẽ chấm dứt sớm chương trình siêu tàu sân bay Gerald Ford?

Anh Minh |

Hải quân Mỹ hiện đang đánh giá lại các kế hoạch đầu tư vào hạm đội siêu tàu sân bay, khi nguồn ngân sách cho kế hoạch mở rộng quy mô đội tàu chiến đấu mặt nước trong thập kỷ tới khó có thể được đáp ứng, cắt giảm số lượng siêu tàu sân bay Mỹ được triển khai là hướng đang được xem xét nghiêm túc.

Hải quân Mỹ trước đây đã lên kế hoạch mua sắm 10 siêu tàu sân bay 100.000 tấn lớp Gerald Ford, thay thế 10 tàu hiện lớp Nimitz đang phục vụ trên tuyến đầu. Hai tàu có kích thước và vai trò gần như giống hệt nhau, nhưng các tàu lớp Ford mới hơn, được trang bị hệ thống động lực hạt nhân mạnh hơn.

Tàu này còn được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ tiên tiến hơn máy phóng hơi nước, cảm biến vượt trội và mức độ tự động hóa cao hơn giúp giảm quân số thủy thủ đoàn.

Tuy nhiên, kế hoạch này có chi phí rất lớn, vì trong khi con tàu lớp Nimitz cuối cùng có giá xấp xỉ 5,5 tỷ đô la (điều chỉnh theo lạm phát), tàu Gerald Fordcó giá khoảng 15 tỷ USD mỗi chiếc, tương đương 273% so với tàu lớp Nimitz.

Theo Military Watch, Hải quân Mỹ đã có kế hoạch bắt đầu chương trình nghiên cứu Lực lượng Tàu sân bay Tương lai đến năm 2030 để đánh giá liệu siêu tàu sân bay có phải là phương tiện phô trương sức mạnh hiệu quả nhất về chi phí trong những thập kỷ tới hay không, đánh giá khả năng sống sót của một đội tàu sân bay Mỹ trước các mối đe dọa mới nổi trong thập kỷ tới và sau năm 2030.

Một lựa chọn khả thi là chấm dứt sớm chương trình siêu tàu lớp Ford, nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ không thêm đơn đặt hàng và sẽ chỉ triển khai bốn chiếc đã đặt. Một sự thay đổi từ việc sử dụng các tàu sân bay cho các hoạt động tiền tuyến sang bảo quản chúng để kiểm soát đại dương nước xanh và bảo vệ các đường tiếp tế - nơi chúng tránh xa các mối đe dọa của kẻ thù - cũng đang được xem xét.

Khả năng tồn tại của siêu tàu sân bay Mỹ ngày càng được đặt câu hỏi trong những năm gần đây khi vũ khí của 'sát thủ tàu sân bay' tiếp tục phổ biến, với các hệ thống tên lửa đạn đạo siêu thanh mới như DF-21D và DF-26 của Trung Quốc và Kh-47M2 của Nga đều có tầm bắn vài nghìn km, có khả năng tấn công ở tốc độ cao và có thể vô hiệu hóa ngay cả các siêu tàu lớn nhất chỉ bằng một cú đánh trực tiếp. Hải quân Mỹ hiện không có phương tiện phòng thủ chống lại các vũ khí như vậy.

theo Tiền Phong

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên