Trong bối cảnh các tàu chiến của hạm đội Hải quân thuộc lực lượng Vệ binh cách mạng (IRGC) tăng cường các hoạt động tấn công ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ với Hải quân Mỹ, chính vì vậy đặt ra câu hỏi: Tại sao Trung Đông trở thành nơi nguy hiểm đối với các hạm đội tàu chiến của Washington?
Chuyên gia phân tích tình báo của quân đội Mỹ J. Matthew McInnis cho biết, tình hình đã trở nên nghiêm trọng và việc các hạm đội tàu chiến của Mỹ ở khu vực này có thể bị tấn công bất cứ lúc nào. Ông đã đưa ra 5 nguyên nhân dẫn đến tình hình này và những phân tích này được đăng trên National Interest.
Các tàu chiến Iran tham gia một cuộc tập trận. Ảnh: Iran-daily.com
Thứ nhất, theo các tác giả, chỉ huy của lực lượng Vệ binh cách mạng muốn chứng minh rằng, sau khi ký thỏa thuận về chương trình hạt nhân, các chính sách quốc phòng của đất nước này không có gì thay đổi.
Do đó, lãnh đạo tối cao của nhà nước Cộng hòa Hồi giáo - Ayatollah Khamenei và các chỉ huy quân đội luôn giữ quan điểm, đó là không thể tin tưởng Washington và sự xuất hiện hạm đội tàu chiến của họ trong khu vực này là không cần thiết và không mong muốn.
Thứ hai, lực lượng Hải quân của Iran đã phát triển đáng kể về vũ khí và hệ thống giám sát. Chiến lược dài hạn của Tehran là hiện đại hóa lực lượng Hải quân đồng thời tăng cường theo dõi và giám sát các hoạt động của Hải quân cũng như Không quân Mỹ trong vùng lân cận với lãnh thổ của Iran.
Chiến lược này của Iran được các chuyên gia đánh giá tương tự hệ thống chống tiếp cận (A2/AD) do Nga và Trung Quốc thực hiện trong những năm gần đây. Kế hoạch chiến lược của Hải quân Iran là đang tích cực phát triển tên lửa hành trình có khả năng tấn công cả vùng Vịnh.
Ngoài ra, Cộng hòa Hồi giáo này đang mở rộng hệ thống phát triển hệ thống radar và máy bay trinh sát không người lái, tăng khả năng trong lĩnh vực quan sát, theo dõi và phát hiện. Điều này sẽ ngày càng gây khó khăn cho Hải quân Mỹ khi hoạt động gần và trong vùng Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ hoàn toàn có thể hoạt động hiệu quả bên ngoài vịnh Ba Tư, và vùng an toàn sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng Ấn Độ Dương.
Thứ ba, xuất hiện những dấu hiệu cho thấy lực lượng vũ trang của nước cộng hòa Hồi giáo đã thay đổi học thuyết quân sự của họ và họ đang thực hiện học thuyết gây khó khăn cho Mỹ. Mặc dù phương pháp A2/AD là phần lớn mang tính chất phòng thủ nhưng hình như lãnh đạo của đất nước đang chuyển hướng vào vị trí tấn công.
Vào tháng 9/2016, Ayatollah Khamenei tuyên bố rằng, quyền của đất nước như một vũ khí phòng vệ và tấn công. Sau đó, chỉ huy Hải quân IRGC - ông Ali Fadavi đã thông báo rằng, cấp dưới của họ đang được trao quyền nhiều hơn và mở rộng khả năng của họ để có thể quyết đinh tấn công khi cần thiết.
Thứ tư, các tổ chức trung gian và các đối tác của IRGC nhận được vũ khí và trang thiết bị tốt hơn. Kể từ khi nhóm Shiite “Hezbollah” phóng tên lửa hành trình vào Hải quân Israel vào năm 2006, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã bày tỏ lo ngại rằng, IRGC có thể cung cấp cho các tổ chức trung gian và các đối tác của họ hệ thống chống tàu hiện đại.
Như vậy mặc dù nhóm lực lượng của Yemen không hoàn thành trung gian của Iran, và hầu hết các loại vũ khí và trang thiết bị của họ thu được từ quân đội của đất nước như “Hezbollah”.
Nhưng gần đây việc tàu khu trực US Mason của Mỹ bị các tên lửa tấn công, những tên lửa này rất có thể do “Hezbollah” hoặc IRGC cung cấp hoặc hỗ trợ việc hiện đại hóa kỹ thuật các tên lửa cũng như đào tạo thực hiện các cuộc tấn công.
Cuối cùng, IRGC đã từ chối trực tiếp liên lạc với Hoa Kỳ. Kể từ ngày 14/9, Fadavi đã tuyên bố rằng, các quan chức Iran đã từ chối yêu cầu của Washington trong việc thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa quân đội hai nước.
Chính vì vậy trong trường hợp khẩn cấp lực lượng quân đội của hai nước dễ dàng xảy ra xung đột mặc dù có thể họ đang hoạt động hợp pháp hoặc vì mục đích hòa bình.
Trong tương lai xu hướng phát triển chiến lược này của Iran sẽ được duy trì và tiếp tục phát triển. Nếu không muốn mất tầm ảnh hưởng ở khu vực này Hoa kỳ cần tìm ra các biện pháp khắc phục và chắc chắn đó không phải là một cuộc chiến.
Bảo đảm tự do hàng hải ở vùng vịnh Ba Tư, vùng biển Ả Rập… cũng như hỗ trợ và bảo đảm an toàn cho các đồng minh trong khu vực này buộc Mỹ phải ở lại khu vực này. Và tất cả các chính sách và các hướng phát triển mới sẽ phụ thuộc vào tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.