Mỹ kêu gọi các nhà giao dịch hàng hóa trên thế giới: “Cứ mạnh dạn kinh doanh dầu của Nga”

Khánh Vy |

Mỹ đang 'tích cực kêu gọi' nối lại hoạt động buôn bán dầu với Nga.

Mỹ đã kêu gọi một số nhà giao dịch hàng hóa lớn nhất trên thế giới mạnh dạn loại bỏ những lo ngại và đẩy mạnh việc ký kết các thương vụ mua bán dầu của Nga. Đây là nỗ lực giữ nguồn cung ổn định và giành lại một số quyền giám sát đối với hoạt động xuất khẩu của Moscow.

Các quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã tổ chức gặp đại diện các công ty thương mại Trafigura và Gunvor sau khi Nga đe dọa cắt nguồn cung dầu trong tháng này. Theo đó Mỹ đưa ra những đảm bảo về việc mở rộng vai trò của các nhà giao dịch trong thương mại dầu thô và nhiên liệu Nga mà không vi phạm các hạn chế của phương Tây.

Mặc dù Washington chưa bao giờ phản đối việc giao dịch dầu Nga trong khuôn khổ các thỏa thuận kiềm chế giá của G7, nhưng các nhà giao dịch dầu độc lập lớn nhất vẫn luôn cảnh giác khi dính líu đến nó.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Biden dẫn đầu việc G7 thúc đẩy giới hạn giá để siết chặt doanh thu năng lượng của Moscow. Nhưng nước này cũng tìm cách giữ cho dầu của Nga chảy ra thị trường quốc tế, bởi lo ngại hậu quả sụt giảm nguồn cung từ một trong những nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới.

Mỹ kêu gọi các nhà giao dịch hàng hóa trên thế giới: “Cứ mạnh dạn kinh doanh dầu của Nga” - Ảnh 1.

Washington đang cố gắng giảm thu nhập của Nga từ việc bán dầu thô, nhưng vẫn muốn duy trì nguồn cung từ Nga vì lo ngại hậu quả của việc cắt nguồn cung.

Các thương nhân toàn cầu bao gồm Trafigura, Vitol và Gunvor đều đã cắt giảm hầu hết hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Nga kể từ cuộc xung đột. Họ lo sợ phản ứng dữ dội của công chúng hoặc mất hỗ trợ từ các ngân hàng mà họ dựa vào để tài trợ cho hàng triệu thùng mà họ vận chuyển trên toàn cầu mỗi ngày.

Nhưng điều đó đã khiến Nga ngày càng phụ thuộc vào các công ty thương mại nhỏ hơn để chuyển dầu sang các thị trường mới ở châu Á. Ngày càng có nhiều lo ngại về sự an toàn của các tàu chở dầu cũ hơn đang được sử dụng, không có bảo hiểm hoặc dịch vụ vận chuyển của phương Tây, trong một hoạt động thương mại ngày càng mờ mịt.

Cuộc đàm phán của Mỹ với các thương nhân phương Tây về việc vận chuyển thêm dầu của Nga cho thấy sự thắt chặt tinh tế đối với Nhà Trắng và G7 khi họ cố gắng cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của Nga mà không làm gián đoạn thị trường.

“Một trong những mục tiêu của giới hạn giá là đảm bảo dầu vẫn có mặt trên thị trường, mặc dù ở mức giá thấp hơn để ngăn cản doanh thu của Moscow”, một quan chức Mỹ cho biết. “Chúng tôi được khuyến khích rằng thị trường dầu mỏ thực sự vẫn ổn định trong vài tháng qua, mặc dù doanh thu của Nga đã giảm 60% kể từ cuộc xung đột".

Vào tháng 12, G7 đã đưa ra mức giá trần đối với dầu của Nga là 60 USD/thùng, áp dụng cho các thương nhân sử dụng dịch vụ của phương Tây như bảo hiểm hàng hải khi vận chuyển dầu Nga.

Hầu hết các nước G7 và EU cũng đã cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển. Nhưng việc bán hàng sang các nước khác vẫn được phép. Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều đã tăng nhập khẩu dầu Nga trong những tháng gần đây.

Trong khi các thương nhân mua dầu Nga theo quy định G7 được yêu cầu cung cấp bằng chứng chứng minh rằng các thùng đã được mua ở mức giá trần hoặc thấp hơn, việc thực thi của Mỹ lại tương đối lỏng lẻo.

“Người Mỹ thực sự muốn dầu mỏ Nga di chuyển khắp nơi", một thương nhân cho biết.

Tham khảo: FT

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại