Ngày 17/11, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty vận tải biển có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và 3 tàu thuộc sở hữu những doanh nghiệp này vì đã giúp dầu của Nga đã bán vượt mức giá trần do các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G7) đặt ra.
Theo giới quan sát, do mục tiêu giảm doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Moskva chưa đạt được, nên Washington buộc phải dùng đến biện pháp cứng rắn nhằm đạt được mục đích.
Các pháp nhân nói trên bị cáo buộc giúp xuất khẩu dầu thô của Nga bán với mức giá trên 60 USD/thùng (ngưỡng giới hạn phương Tây tự đưa ra).
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, các chủ tàu đã sử dụng “dịch vụ của người Mỹ trong việc vận chuyển dầu thô có nguồn gốc từ Nga”.
Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với một số quốc gia đã giúp dầu Nga lách lệnh cấm vận.
Trước đây, OFAC chịu trách nhiệm giám sát, phát hiện và trừng phạt các hành vi vi phạm lệnh trừng phạt, họ đã áp đặt các hạn chế đối với một số công ty Thổ Nhĩ Kỳ cũng như một số thực thể châu Âu và châu Á.
Địa lý chính trị và kinh tế của những biện pháp trừng phạt không ngừng mở rộng; các hạn chế đã bao trùm gần như toàn bộ thế giới, đặc biệt nếu nhìn vào số lượng các lệnh cấm vận và dân số của những nước phải hứng chịu.
Ngoài ra bây giờ các biện pháp trừng phạt cũng ảnh hưởng đến cư dân Mỹ kinh doanh ở nước ngoài.
Với bước đi này, Bộ Tài chính và Washington nói chung đã cho thấy rằng không có giới hạn nào đối với cuộc chiến thương mại.
Các biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với cả đồng minh và đối thủ, áp đặt lên cả những cá nhân và công ty, như một phương tiện trừng phạt hoặc khen thưởng, ở bên kia đại dương và ngay tại quê nhà.
Theo một số chuyên gia, Nhà Trắng đơn giản là không thể dừng lại, khi họ đã đánh mất những phương thức liên lạc cũng như đàm phán hiệu quả hơn với phía đối phương, trong đó có phương pháp ngoại giao.
Việc tái xuất khẩu dầu Nga của Ấn Độ đang sụt giảm một cách nhanh chóng.
Theo OilPrice