Mọi việc trên đời đều có một điểm tựa cân bằng, mà điểm tựa này chính là "độ".
"Độ" là thứ để đánh giá tình hình, khả năng tiến hoặc lùi, cũng như cách sống của một người.
- 01 -
Nói chuyện có mức độ
Plato từng có một câu nói rất nổi tiếng:
"Người thông minh nói, vì họ có lời phải nói. Kẻ ngu dốt nói, vì họ muốn nói."
Ai cũng đều nói chuyện, nhưng không phải ai cũng biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói.
Người thông minh không chỉ biết cái gì nên nói, còn biết khi nào nên dừng, họ sẽ không bao giờ nói quá chừng mực.
Một bạn nhỏ A hỏi bạn nhỏ B rằng: "Chúng ta quen nhau đã lâu, cậu cảm thấy tớ có khuyết điểm gì cần thay đổi không?"
Bạn nhỏ B thành thật liệt kê một loạt khuyết điểm của A: nào là không đúng giờ, nói năng gay gắt, có đôi lúc nói không giữ lời... mà không hề nhận ra A đang tái mặt vì tức giận.
Kết quả, hai người nghỉ chơi nhau.
Dù mối quan hệ giữa hai người có tốt đến mức nào đi nữa, khi nói chuyện cũng nên "quản" chặt cái miệng của mình. Nói chuyện không biết chừng mực, kết quả nhất định bản thân phải chịu thiệt thòi.
Không phải cái gì biết cũng nên nói ra miệng. Nói là bản năng, nhưng muốn nói tốt phải thông qua rèn luyện.
- 02 -
Làm việc có tốc độ
Có một tảng đá nằm dưới đáy nước, nó rất muốn nổi lên trên xem thử, nhưng không thể. Chuyện này khiến nó rất chán nản.
Có lần, sau nhiều ngày mưa lớn, tảng đá cảm thấy cát dưới cơ thể nó ngày càng ít, và nó đang dần dần nổi lên. Cuối cùng, một cơn sóng nước bất ngờ ập đến, đập vào tảng đá khiến nó lại chìm sâu xuống mặt nước.
Trong khoảng khắc, nó nhìn thấy thế giới trên mặt nước thật tươi sáng và đầy màu sắc.
Nó tiếc nuối vì mình đã không trồi lên nhanh hơn một chút, rồi than thở: "Tốc độ đúng là thứ thay đổi vận mệnh!"
Tốc độ làm việc của một người, quyết định thành bại của người đó.
Trong tác phẩm "Từ chối tầm thường" có câu:
"Tại sao nhiều người hay ghen tỵ với thành công của người khác?"
Đó là vì họ vốn dĩ có thể làm tốt một việc nhưng lại không muốn làm, sau đó vì lười biếng mà buông bỏ, chỉ đành bực tức, ghen tỵ, bôi xấu người thành công để che dấu sự bất tài của bản thân.
Cuộc sống không hoàn hảo, thực hành có ý nghĩa rất quan trọng, mà tốc độ chính một trong những thứ quyết định thành công!
- 03 -
Cư xử có "tâm độ"
Đối xử tử tế với người khác cũng là đối xử tử tế với bản thân. Cư xử hòa bình và khoan dung với người khác không chỉ có thể khiến họ thoải mái mà còn giúp bạn gặt hái được sự bình yên trong nội tâm.
Người sống trên đời, tâm càng độ lượng, tầm nhìn càng xa, đường đi càng dài!
- 04 -
Hành động có "lực độ"
Nhiều người thường hỏi tôi rằng bản thân nên làm gì nếu không thích công việc hiện tại?
Nếu bảo từ chức, anh ta lại không dám, vì sợ tìm không được việc tốt hơn.
Nếu kêu tiếp tục thích ứng, anh ta lại than phiền rằng đang ép bản thân làm điều mình không thích.
Nghe như anh ta đang lâm vào bế tắc trầm trọng.
Nhưng những người đứng ở tầng cao thực sự, dù bản thân có thích hay không, một khi còn ngồi tại vị trí đó, họ đều sẽ đem công việc hoàn thành thật tốt.
Trạng thái làm việc được tiết lộ nhiều nhất qua cách suy nghĩ và sức chịu đựng của một người.
Bất kể bạn có thích hay không, nếu đang giữ vị trí nào đó, hãy làm tốt nó.
Khi bạn chăm chỉ, đầu tư vào công việc, tiến bộ của bạn chính là món quà và cũng là động lực để bạn thăng tiến.
- 05 -
Đọc sách chú trọng độ sâu
Khi còn trẻ, do kinh nghiệm hạn chế, chúng ta thường đọc những thứ như truyện tranh, truyện hài, truyện ma là nhiều.
Trưởng thành rồi, suy nghĩ cũng chín chắn hơn, biết tích lũy kiến thức từ kinh tế đến đối ngoại, kỹ năng mềm, cách giao tiếp...
Ở tuổi trung niên, do sự gia tăng về tuổi tác và kinh nghiệm, sự hiểu biết về sách cũng trở nên sâu sắc hơn. Đọc vào thời điểm này là để áp dụng vào thực tế.
Đọc sách khi về già, tâm lý thường nhẹ nhõm; đọc sách, cũng là đang đọc bản thân!
Khi bạn thực sự yêu thích đọc sách, bạn nhận ra mình hiểu rõ bản thân hơn, biết mình muốn trở thành người thế nào, nên làm gì, sống ra sao?
Khi chúng ta đi qua biển người, đọc qua hàng ngàn bài thơ và nhìn lại, những trải nghiệm đó đã khắc sâu vào máu thịt của chúng ta, trở thành khí chất của cuộc sống.
- 06 -
Tầm nhìn nên xem độ rộng
Điều quyết định sự khác biệt giữa người với người là tầm nhìn.
Tầm nhìn càng xa, phạm vi bản thân đi được càng lớn.
Khi đứng trên tầng hai, tôi nhìn thấy rác thải đầy mặt đất bên dưới. Nhưng khi đứng trên tầng 22, tôi nhìn thấy toàn cảnh thành phố.
Một người có tầm nhìn rộng, mới có thể nhìn thấy nhiều khả năng hơn, và không bị gò bó bởi những ràng buộc trước mắt.
Cuộc đời một người là cả quá trình nhìn trời, nhìn đất, nhìn chúng sinh, nhìn chính mình.
Tầm nhìn khác nhau sẽ tạo nên cuộc sống cách biệt và trải nghiệm sống không giống nhau.
Đừng phàn nàn vận mệnh không tốt, khi tầm nhìn hiện tại của bạn đang còn quá nhỏ.
- 07 -
Theo đuổi có cao độ
Có ba người thợ hồ đang xây tường, một người đi đến hỏi bọn họ đang làm cái gì.
Người đầu tiên giận dữ nói: "Cậu bị mù à? Tôi đang cực khổ xây một bức tường!"
Người thứ hai đáp: "Chúng tôi đang xây một tòa nhà."
Người thứ ba niềm nở kể: "Chúng tôi đang xây dựng cuộc sống tốt đẹp."
Mười năm sau nhìn lại, người thứ nhất vẫn làm thợ hồ, người thứ hai trở thành kỹ sư, và người thứ ba trở thành chủ sở hữu một công ty xây dựng.
Không có sự khác biệt trong công việc, tại sao đời sống 3 người lại khác nhau như vậy?
Đó là do lý tưởng theo đuổi bất đồng, tạo nên kết quả khác nhau.
Có câu ngạn ngữ thế này: "Dù chiếc bánh có to đến đâu, cũng không to bằng cái chảo."
Tương lai mỗi người như một chiếc bánh lớn, bạn muốn nó to bao nhiêu, phụ thuộc vào "cái chảo" bạn mang lớn bấy nhiêu.
Goethe từng nói: Nếu ai ham chơi cả đời, anh ta sẽ chẳng đạt được gì; ai không thể làm chủ mình, sẽ luôn là một nô lệ.
Bạn theo đuổi cái gì, con đường số phận sẽ nương theo như thế.
Có cố gắng, cao độ mục tiêu bạn tìm kiếm là chiều cao cuộc sống mà bạn có thể đạt được.
Muốn sống ở cảnh giới cao, làm việc gì cũng nên chú ý đến 7 "độ" trên!