Muốn tự do thì phải hiểu đạo lý “đánh đổi”: Không có tích lũy thì dù tiền vào như nước cũng chỉ là con số không!

Thuỳ Anh |

Kiếm tiền phụ thuộc vào khả năng, tiêu tiền theo trí tuệ, tiết kiệm là biểu hiện của tầm cao tu dưỡng!

Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc. Có người cả đời làm việc chăm chỉ, đến già vẫn không có tiền tiêu. Một số người dành nửa cuộc đời để thảnh thơi và lập kế hoạch, nửa đời còn lại sống an nhàn, thoải mái.

Có ý kiến cho rằng biết cách tiết kiệm tiền là mức độ tự kỷ luật cao nhất của một người.

1. Tại sao một số người không thể giàu có ngay cả khi họ đã làm việc chăm chỉ?

Trên thực tế, "sẵn sàng làm việc" và "kiếm được nhiều tiền" không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với nhau. Nếu bạn chỉ biết vùi đầu vào kiếm tiền mà không biết tiết kiệm, kiếm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu thì đến cuối cùng số dư còn lại cũng chỉ bằng không.

Hầu hết mọi người dựa vào tiền lương hàng tháng để chi tiêu cho cuộc sống. Tuy nhiên một tháng lương khó có thể thỏa mãn cuộc sống mà chúng ta mong muốn. Thay vì chi tiền cho tất cả những gì mình muốn, hãy cân nhắc liệu món đồ đó có thực sự cần thiết với mình hay không.

Nếu không cần thiết, bạn có thể tiết kiệm tiền đó và dần dần hình thành thói quen chi tiêu lành mạnh. Theo thời gian, điều này sẽ có ích cho quỹ tài chính tương lai của bạn.

Muốn tự do thì phải hiểu đạo lý “đánh đổi”: Không có tích lũy thì dù tiền vào như nước cũng chỉ là con số không! - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Trending Trend)

2. Một người không tự chủ về tiền bạc, mọi cố gắng đều vô ích

Mọi người đều khao khát "tự do". Có một chủ đề vẫn được tranh cãi đó là "Nếu có tiền, bạn sẽ tự do" hay "Bạn tự do và kiếm được nhiều tiền."

Có lẽ, hầu hết mọi người sẽ nói rằng chỉ cần có tiền trong tay, chúng ta muốn làm gì thì làm.

Nhưng thực tế, những người giàu có chưa chắc đã tự do. Và những người có cuộc sống tự tại thường giỏi kiếm tiền và tiết kiệm. Gốc rễ của vấn đề là do chúng ta không có đủ tính tự giác, nghĩ rằng tiêu tiền là có thể giải quyết được vấn đề.

Đối với những người thực sự muốn học hỏi và cải thiện, các khóa học và sách trực tuyến chỉ là một kênh rất nhỏ. Nếu bạn thực sự muốn học có thì còn có rất nhiều nguồn khác nhau để chúng ta khai thác thông tin.

Tiêu tiền không giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, khi một người hiểu sâu sắc tầm quan trọng của đồng tiền, anh ta sẽ không tiêu tiền một cách dễ dàng, thậm chí khi đồng tiền ấy phải được khai thác một cách tối đa. Nhờ vậy, cuộc sống của họ luôn đủ đầy nhưng vẫn có thể để ra một khoản tiền riêng.

Ngược lại, những người tôn trọng tiền bạc và thiếu kỷ luật tự giác trong tài chính lại dễ sa vào thói quen tiêu tiền "vung tay quá trán". Kết quả là họ gặp khó khăn trong những tình huống khẩn cấp không ngờ đến.

3. Vì sao phải tiết kiệm tiền?

Kiếm tiền là để sống một cuộc sống tốt đẹp. Tiết kiệm là để cuộc sống được đảm bảo hơn.

Nhìn bề ngoài, giữa tận hưởng cuộc sống và tiết kiệm tiền bạc là hai khái niệm mâu thuẫn lẫn nhau. Vì nếu muốn tận hưởng cuộc sống, bạn đương nhiên phải tiêu tiền, và kết quả là bạn không thể tiết kiệm được tiền. Ngược lại, nếu tiết kiệm chi tiêu thì khó có thể tận hưởng cuộc sống.

Vậy, điều này có đúng không?

Sau đây là một ví dụ rất đơn giản: Người A có thể nói là một chuyên gia mua sắm trực tuyến, hầu như ngày nào anh ta cũng nhận được hai ba bưu kiện chuyển phát nhanh, đồ anh ta mua hầu hết là các loại dụng cụ trong nhà, đồ ăn nhẹ, quần áo...

Khi được hỏi rằng anh có tiền tiết kiệm không, và làm thế nào để chăm sóc gia đình sau khi kết hôn hay trong trường hợp bố mẹ già yếu, cần được chăm sóc A đã trả lời như sau. Anh cho rằng, tai nạn có thể xảy ra vào ngày mai, mà tương lai thì không ai biết trước. Kiếm tiền đã khó, ngại tiêu tiền thì cuộc sống còn ý nghĩa gì nữa!

Muốn tự do thì phải hiểu đạo lý “đánh đổi”: Không có tích lũy thì dù tiền vào như nước cũng chỉ là con số không! - Ảnh 4.

Hình minh họa (Ảnh: Inc)

Ở một mức độ nào đó, lời nói của A đúng ở một khía cạnh nhất định. Tận hưởng cũng là điều cần thiết giúp cuộc sống ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, cuộc sống là một quá trình liên tục, ngày mai có thể gặp bất trắc, nếu trong tay không có gì thì chúng ta sẽ lo liệu như thế nào?

Thực ra, cái gọi là "hưởng thụ cuộc sống" như anh A không hẳn là hưởng thụ. Bởi vì khi nhìn thấy thẻ ngân hàng của mình lúc nào cũng trống rỗng, trong lòng chắc chắn sẽ nảy sinh lo lắng.

Tận hưởng cuộc sống là điều lâu dài, và nó phải đi kèm với sự an tâm. Ít nhất 80% những thứ chúng ta sở hữu được mua theo cách tiêu dùng bốc đồng. Nó không thực sự cần thiết trong cuộc sống.

Thay vì tiêu tiền để thỏa mãn thú vui cá nhân, tốt hơn hết bạn nên học cách tiết kiệm tiền: Hãy lên kế hoạch vạch rõ mục tiêu của mình đến đâu, và cần tiết kiệm như thế nào để đạt được điều đó.

Nhà văn Lian Yue từng nói: "Người không nói đến tiền sẽ không bao giờ trưởng thành". Một người không hiểu tầm quan trọng của việc tiết kiệm cũng sẽ không trưởng thành. Thái độ của một người đối với tiền bạc cũng là một thái độ của họ đối với cuộc sống.

Tiết kiệm tiền không có nghĩa là hủy hoại cuộc sống. Thực sự tận hưởng cuộc sống không phải là tiêu tiền, mà là thái độ sống tích cực từ trong ra ngoài. Mức độ tự kỷ luật cao nhất của một người bắt đầu từ việc tiết kiệm.

Có một khoản dự trữ cố định là sự tự tin để chống lại những thay đổi và biến cố khó lường trong cuộc sống của chúng ta.

Nguồn: Abolouwang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại