Muốn con trưởng thành, hãy để con chịu khổ

HIỂU ĐAN |

Cha mẹ nào cũng yêu con mình, nhưng tình yêu đích thực không phải là bao bọc con, không cho con cơ hội nếm trải vất vả.

Nếu cuộc đời định sẵn là một chuyến đi vất vả, vậy thì hãy dạy con bắt đầu chăm chỉ sớm hơn và biết cách chịu đựng gian khổ sớm hơn. Đừng lo con chịu khổ, đó là con đường sớm muộn con phải đi.

Từng có một câu chuyện được một phụ huynh chia sẻ: Con trong gia đình đồng nghiệp của phụ huynh này ăn trưa ở trường trung học cơ sở. Nhưng đứa trẻ luôn phàn nàn rằng thức ăn ở trường khẩu vị rất tệ, không đậm đà như ở nhà.

Người mẹ lo con không ăn đủ, đã đưa rất nhiều tiền để con đến một nhà hàng gần trường gọi đồ ăn. Tất nhiên, đồ ăn ở trường không thể so sánh với ở nhà, nhưng nghĩ lại so với thời trước, nó đã ngon hơn gấp nhiều lần rồi. Khi một đứa trẻ còn đi học, miễn là chúng không quá kén ăn, nếu không chỉ cần ăn đủ chất và đủ dinh dưỡng thì chẳng có gì nghiêm trọng cả. Thực ra, đôi khi khả năng thích ứng của trẻ rất mạnh mẽ, nhưng điều kiện kinh tế hiện nay đã cải thiện, bố mẹ không nỡ nhìn con mình khổ dù chỉ một chút.

Muốn con trưởng thành, hãy để con chịu khổ - Ảnh 1.

Một khi đứa trẻ mới kêu mệt, cha mẹ đã nhanh chóng đỡ lấy và kéo con vào một cái ổ êm ái để bảo vệ. Tuy nhiên, khi không có cơ hội chịu đựng khó khăn, một ngày không còn được cha mẹ bao bọc, đứa trẻ sẽ trở nên dễ sụp đổ.

Nếu các bậc cha mẹ bảo bọc quá mức, không để trẻ có tính tự chủ, khám phá, trẻ có thể trở nên phụ thuộc, không có trách nhiệm, và cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn cũng như những khả năng ra quyết định, các mối quan hệ xã hội về sau.

Những cha mẹ nghèo nuôi dạy con thành "trẻ nhà giàu"

Xưa nay người ta thường nói: Nhà nghèo mới có con quý, con nhà nghèo thì đỗ đạt sớm. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều gia đình thuộc tầng lớp lao động nối tiếp nhau nuôi con như một "thế hệ thứ hai giàu có".

Không khó thấy nhiều gia đình cha mẹ thu nhập rất bình thường, thậm chí chạy ăn từng bữa nhưng con cái sử dụng thiết bị điện tử đời mới nhất khi còn học tiểu học, thức ăn quần áo cũng không thua kém gì con nhà có điều kiện dư dả. Tất cả chỉ bởi cha mẹ muốn con không thua kém "con nhà người ta", muốn con có động lực học hành.

Quan điểm của nhiều bậc cha mẹ là: Miễn là trẻ chịu học, tôi sẵn sàng chi nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ làm hài lòng trẻ, liệu bạn có đánh đổi được động lực tự thân của trẻ? E rằng là không.

Cách đây ít lâu, có một thông tin:

Chỉ trong một tháng, một đứa trẻ đã sử dụng điện thoại di động để thưởng cho một người nổi tiếng trên Internet hơn 40.000 nhân dân tệ (khoảng 135 triệu đồng). Tất cả số tiền này là do người cha kiếm được từ công việc bán thời gian. Người cha không còn cách nào khác, gọi cảnh sát nhờ can thiệp để lấy lại tiền. Không ngờ, cảnh sát chưa vào cuộc, đứa trẻ đã hét lên: Tuyệt đối không được. Tiền đã cho sao lấy lại, cha muốn con xấu hổ đến chết hay sao?

Kinh hoàng nhất là những bậc cha mẹ nhà nghèo nuôi dạy con cái thành con nhà giàu, hễ mở miệng ra là sẽ "mua được, mua được".

Trong thời đại vật chất cải thiện như hiện nay, việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản về cơm ăn, áo mặc của trẻ không còn là vấn đề nan giải nữa, nhưng đó vẫn là một phép thử đối với tất cả các bậc cha mẹ để có duy trì một nhận thức đúng đắn.

Tình yêu đích thực cho con không phải là lấy đi tất cả những gì có thể để cho con, mà là nuôi dưỡng khả năng độc lập, tính cách giản dị và tinh thần chiến đấu của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ không muốn chịu khó vì con cái, nhưng vì trẻ em đã được sinh ra trên đời này, chúng nên đối mặt với cuộc sống mà chúng sắp sửa đón nhận.

Muốn con trưởng thành, hãy để con chịu khổ - Ảnh 2.

Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học Bang Florida (Mỹ) cho thấy những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức có khả năng gặp các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành. Cụ thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy hầu hết đối tượng này luôn được cha mẹ "cầm tay chỉ dẫn", thậm chí làm thay phần con. Các em thiếu kiến thức về cách quản lý sức khỏe và chăm sóc bản thân. Khi lớn lên, nếu thiếu đi sự chăm sóc, nhắc nhở của cha mẹ, các em sẽ không quan tâm đến sức khỏe của mình.

Trong nhà kính không có cây lớn mọc lên, trẻ con không được luyện tập thì làm sao có thể ở một mình, sau này làm sao có thể gia nhập xã hội, sao có thể chống lại những thăng trầm? Đừng để con cái mình trở thành những "đứa trẻ không bao giờ lớn". Thay vào đó, nên tạo cơ hội để trẻ rèn luyện tính độc lập, tự giác cũng như thói quen sinh hoạt tốt và biết một số kỹ năng sống cơ bản.

Là cha mẹ, chúng ta đương nhiên nên làm hết sức mình để mang lại cho con cái một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng những vất vả đáng lẽ phải chịu thì vẫn phải để con trải qua chứ đừng miễn cưỡng gánh giùm. Đừng để con chọn an nhàn ở cái tuổi có thể chịu thiệt một chút, chịu thêm ít vất vả khi còn trẻ để về già được hưởng hạnh phúc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại